NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG DỰ LUẬT DI TRÚ MỸ NĂM 2020

Trong năm 2020, Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã ban hành một số dự luật mới liên quan đến lĩnh vực di trú tại Mỹ. USIS Group tổng hợp các thông tin liên quan đến dự luật này như sau:

1. KHÔNG CẤP VISA ĐỊNH CƯ CHO NHỮNG NGƯỜI KHÔNG MUA BẢO HIỂM Y TẾ

Sau khi được ban hành vào 04/10/2019, Luật di trú mới này không ảnh hưởng đến những người đã vào nước Mỹ, như thường trú nhân hợp pháp cũng như người chạy nạn, người xin tị nạn hay trẻ em. Thay vào đó, chỉ áp dụng đối với những người xin visa (thị thực) nhập cư từ nước ngoài. Trừ khi những người này có thể chứng minh rằng họ đủ khả năng chi trả các chi phí y tế, theo tuyên cáo Tổng thống Donald Trump ban hành, nếu không, người xin visa định cư Mỹ sẽ bị từ chối cho nhập cảnh dưới mọi hình thức.

Tiếp đó là một biện pháp có hiệu lực từ ngày 03/11/2019, người xin định cư Mỹ bị chặn vào Mỹ nếu họ không có bảo hiểm y tế trong vòng 1 tháng kể từ khi nhập cảnh hoặc không đủ tiền để trang trải cho bất kỳ chi phí y tế nào. Điều này có thể ảnh hưởng đến các gia đình đang cố gắng đưa cha mẹ, vợ chồng hay anh em đến Mỹ, bởi Luật này sẽ áp dụng đối với cha mẹ và vợ chồng của công dân Mỹ. Chính phủ Mỹ áp dụng biện pháp này nhằm giảm tình trạng gánh nặng cho xã hội nước Mỹ sau khi nhập cư.

Lưu ý: Những hồ sơ nào đã được duyệt và chấp nhận trước lúc Luật di trú Mỹ này ban hành sẽ không bị bắt buộc mua bảo hiểm. Chỉ có những hồ sơ nào được duyệt sau ngày 3/11/2019 mới bị đáng lo ngại.

2. BÁC BỎ MỘT NỬA ĐƯƠNG ĐƠN

Theo Dự Luật mới, số lượng visa tị nạn đã được cắt giảm xuống còn 50.000 hồ sơ/năm. Đối với visa theo diện bảo lãnh đoàn tụ, chỉ còn 500.000 người/năm, trong khi trước đó con số này là 1 triệu người/năm. Con số này sẽ giảm 50% mỗi năm liên tiếp trong vòng 10 năm tới.

Vào giữa tháng 10/2019, Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã công bố một quy định mới có thể từ chối quy chế thường trú nhân đối với hàng trăm nghìn đương đơn vì thu nhập thấp. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những đương đơn xin thị thực di dân tạm thời hoặc lâu dài, vì không đáp ứng tiêu chuẩn thu nhập hoặc sẽ nhận hỗ trợ từ Chính phủ như tem phiếu thực phẩm, phúc lợi, nhà ở công cộng hoặc theo chương trình bảo hiểm y tế Medicaid.

Luật di trú mới 2020 của Mỹ đảm bảo rằng những người nhập cư phải dựa vào khả năng của chính họ, không phụ thuộc vào nguồn lực của Chính phủ để đáp ứng nhu cầu của họ. Vì vậy, đòi hỏi người nhập cư phải có khả năng “tự túc”, không phụ thuộc vào nguồn lực của các thành viên gia đình, người bảo lãnh cũng như các tổ chức tư nhân.

Đây là lý do tại sao trong năm 2020, rất ít hồ sơ con có quốc tịch không còn bảo lãnh được cha mẹ.

3. CON CÓ QUỐC TỊCH KHÔNG CÒN BẢO LÃNH ĐƯỢC CHA MẸ VÀ ANH EM?

Trong dự luật mới có ghi “Con có quốc tịch không còn được bảo lãnh được cha mẹ và anh em” là không chính xác. Hai diện bảo lãnh cha mẹ và anh chị em vẫn sẽ được xét duyệt, nhưng diện này được xếp ưu tiên thấp nhất, nghĩa là thời gian xét duyệt lâu hơn và khó hơn vì lượng visa cấp cho các diện này mỗi năm ít hơn bình thường. Bên cạnh đó, chính quyền Trump còn đưa ra một số thay đổi mới ảnh hưởng đến nhiều đương đơn đã nộp hoặc chuẩn bị nộp hồ sơ bảo lãnh.

THỜI GIAN ÁP DỤNG KHI NÀO?

Dự luật mới hạn chế chương trình Visa đa dạng (xổ số thẻ xanh), chương trình đã cấp 50.000 visa cho các nước có tỷ lệ nhập cư Mỹ thấp, và còn nhiều vấn đề khác cũng được thay đổi nhằm giành nhiều lợi ích nhất cho người Mỹ.

Tuy nhiên, dự luật này cũng gây ra không ít tranh cãi, mâu thuẫn trong nội bộ đảng Cộng Hòa, cụ thể vấn đề này đã được phòng Thương Mại Hoa Kỳ đề cập khi lên tiếng về những lợi ích kinh tế mà người nhập cư mang lại cho nước này.

Hiện tại, chỉ đang ở mức độ là Dự luật và chưa có quyết định cụ thể nào, nên việc con có quốc tịch Mỹ không còn được bảo lãnh cha mẹ và an hem là không chính xác.

USIS GROUP tổng hợp

Tin tức Mỹ

Đăng ký tư vấn

Anh/Chị có bất kỳ thắc mắc về chương trình đầu tư định cư các nước, vui lòng đăng ký vào form bên dưới hoặc liên hệ với công ty USIS, chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận và giải đáp tất cả các câu hỏi của Anh/Chị.

Xin vui lòng liên hệ [email protected] hoặc điện thoại:

Việt Nam: 0909 337 657

Vui lòng để lại thông tin của bạn dưới đây