Thập kỷ đầu của Tòa án tối cao
Trong thập kỷ đầu tiên, Tòa chỉ quyết định khoảng 50 vụ. Do công việc của Tòa án tối cao trong giai đoạn đầu quá ít, nên đóng góp của Chánh án John Jay chủ yếu là trong các quyết định ở tòa lưu động và đạo đức tư pháp của ông.
Nhưng có lẽ đóng góp quan trọng nhất của Jay là đã kiên quyết khẳng định Tòa án tối cao không tư vấn pháp lý cho ngành hành pháp dưới hình thức các ý kiến cố vấn. Bộ trưởng Ngân khố Alexander Hamilton đã yêu cầu ông cho ý kiến về tính hợp hiến của một nghị quyết do Hạ viện Virginia thông qua, hay Tổng thống Washington đã xin ý kiến về các câu hỏi liên quan đến Tuyên bố trung lập. Trong cả hai trường hợp, câu trả lời của ông là “Không”, vì theo Điều III của Hiến pháp, Tòa án tối cao chỉ quyết định các vụ việc có tranh cãi thực tế.
Ảnh hưởng của Chánh án Marshall
John Marshall giữ chức Chánh án từ năm 1801 đến 1835, và có tầm thống trị rất lớn đối với Tòa án tối cao mà không một chánh án nào có thể sánh được. Sự chi phối của Marshall đối với Tòa án tối cao cho phép ông có thể khởi xướng nhiều thay đổi về cách thức đưa ra phán quyết. Trước thời kỳ của ông, các thẩm phán viết ra các ý kiến độc lập (còn gọi là các ý kiến “seriatim” tiếng Latin có nghĩa là “lần lượt từng người một”) trong các vụ án lớn. Dưới “triều đại” của Marshall, Tòa án áp dụng thủ tục đưa ra một ý kiến duy nhất. Mục đích của Marshall là hạn chế bất đồng đến mức tối thiểu. Với lý do sự bất đồng sẽ làm giảm thẩm quyền của Tòa án, ông đã cố gắng thuyết phục các thẩm phán giải quyết riêng những khác biệt và sau đó đưa ra một ý kiến thống nhất trước công chú ng. Marshall cũng sử dụng quyền lực của mình để đưa Tòa án tối cao tham gia vào quá trình lập chính sá ch. Ví dụ , ngay từ đầu nhiệm kỳ Chánh án của ông, Tòa án tối cao đã khẳng định quyền lực của mình bằng việc tuyên bố một đạo luật của Quốc hội là vi hiến, trong vụ Marbury kiện Madison (1803).
Vụ này bắt đầu từ cuộc bầu cử tổng thống năm 1800, khi mà Thomas Jefferson chiến thắng và dập tắt khả năng tái cử của John Adams. Nhưng trước khi hết nhiệm kỳ vào tháng Ba 1801, Quốc hội của nhữ ng đảng viên Liên bang sắp mãn nhiệm đã đẻ ra một số vị trí thẩm phán liên bang mới. Đồng thời, Tổng thống Adams đã đề cử những người trung thành với Đảng Liên bang, và được Thượng viện chấp thuận. Trong đó có việc bổ nhiệm Ngoại trưởng sắp mãn nhiệm của nhiệ m kỳ Adams là John Marshall làm Chánh án Toà án tối cao.
Với vai trò Ngoại trưởng, John Marshall phải phong hàm cho các thẩm phán mới được bổ nhiệm. Nhưng do thời gian không kịp, khi bắt đầu nhiệm kỳ của Jefferson, vẫn còn 17 người chưa được phong hàm. Tổng thống mới ra lệnh cho Ngoại trưởng của mình là James Madison không phong hàm cho những người đó. Một trong những người thất vọng trước quyết định này là William Marbury. Ông cùng ba người cũng được bổ nhiệm làm thẩm phán hoà giải ở Hạt Columbia đã quyết định yêu cầu Tòa án tối cao buộc Madison phải phong hàm. Họ đã căn cứ trên Mục 13 của Đạo luật tư pháp năm 1789, cho phép Tòa án tối cao được phát đặc lệnh yêu cầu thực hiện (writ of mandamus) tức là lệnh của tòa án yêu cầu một viên chức công quyền phải thực hiện một nhiệm vụ chính thức, không tùy nghi.
Vụ việc này đã đặt Marshall vào một tình huống khó xử. Một số người đề nghị ông tự rút lui vì những liên quan trước đây với tư cách là Ngoại trưởng. Đồng thời cũng có người đặt nghi vấn về quyền lực của Tòa án. Nếu Marshall phát đặc lệnh, gần như chắc chắn Madison sẽ từ chối phong hàm (theo lệnh của Jefferson). Khi đó Tòa án tối cao không đủ quyền lực để cưỡng chế thực hiện. Nhưng nếu Marshall từ chối phát đặc lệnh, thì Jefferson đương nhiên sẽ thắng.
Quyết định của Marshall trong tình huống khó xử có vẻ như không lối thoát này đã cho thấy tài năng thiên bẩ m tuyệ t đối của ông. Marshall đã tuyên bố Mục 13 của Đạo luật tư pháp năm 1789 là vi hiến, vì nó trao quyền xét xử sơ thẩm cho Tòa án tối cao vượt quá phạm vi quy định trong Điều III của Hiến pháp. Nhờ đó, quyền lực của Tòa án tối cao được xem xét lại và quyết định các đạo luật của Quốc hội là vi hiến đã được thiết lập. Quyết định này rõ ràng được coi là một trong những quyết định độc lập quan trọng nhất của Tòa án tối cao. Một vài năm sau, Tòa án tối cao cũng khẳng định quyền được xét duyệt tư pháp các hành động của cơ quan lập pháp bang; trong nhiệm kỳ của Marshall, hơn một tá đạo luật bang đã bị bác bỏ trên cơ sở hiến pháp.
Thay đổi trọng tâm của Tòa án tối cao
Đến khoảng năm 1865, mối quan hệ pháp lý giữa chính quyền quốc gia và bang, hay các vụ việc mang tính chế độ liên bang, là công việc chủ yếu của Tòa án tối cao. John Marshall tin tưởng vào chế độ một chính quyền quốc gia mạnh, và không hề ngần ngại trong việc hạn chế các chính sách bang can thiệp vào hoạt động của nó. Một vụ việc thể hiện quan điểm này là vụ Gibbons kiện Ogden (1824), trong đó Tòa án tối cao đã bác bỏ độc quyền bang trong ngành vận chuyển bằng tàu hơi nước, trên cơ sở cho rằng quyền độc quyền đó đã can thiệp vào việc kiểm soát thương mại xuyên bang của quốc gia. Một ví dụ điển hình khác là việc Marshall sử dụng Tòa án tối cao để mở rộng quyền lực của chính quyề n liên bang trong vụ McCulloch kiện Bang Maryland (1819), trong đó vị Chánh án này đã phán quyết rằng Hiến pháp cho phép Quốc hội được thiết lập một ngân hàng quốc gia. Sau khi Marshall qua đời, Tòa án tối cao vẫn tiếp tục kiên định với chính sách ủng hộ một nhà nước quốc gia mạnh. Roger Taney đã thay thế Marshall trở thành Chánh án trong giai đoạn 1836-1864. Mặc dù trong giai đoạn này Tòa án tối cao không hoàn tòan ủng hộ chính quyền liên bang, nhưng Taney đã không đảo ngược định hướng do Marshall lập nên.
Trong giai đoạn 18651937, các vấn đề điều tiết kinh tế chiếm phần lớn thời gian của Tòa án tối cao. Việc chuyển trọng tâm từ chế độ liên bang sang điều tiết kinh tế là do việc gia tăng số lượng các đạo luật liên bang và bang nhằm giám sát các hoạt động kinh doanh. Do các đạo luật tăng lên, số vụ đặt vấn đề về tính hợp hiến của chúng cũng tăng lên. Đầu giai đoạn này, quan điểm của Tòa án về việc điều tiết còn nhiều điểm chưa thống nhất, nhưng đến thập niên 1920 thì Tòa án trở nên khá đối nghịch với chính sách điều tiết của chính quyền. Các quy định của liên bang thường bị hủy bỏ trên cơ sở hiến pháp không trao quyền cho Quốc hội, còn các luật bang thường bị loại bỏ vì vi phạm các quyền kinh tế được bảo vệ theo Tu chính án Hiến pháp thứ mười bốn.
Từ năm 1937, Tòa án tối cao tập trung vào các vấn đề quyền tự do công dân, đặc biệt là quyền hiến định được tự do ngôn luận và tự do tôn giáo. Ngoài ra, ngày càng có nhiều vụ về quyền tố tụng của bị can hình sự. Cuối cùng, Tòa án đã quyết định rất nhiều vụ về vấn đề chính quyền đối xử công bằng với các nhóm chủng tộc và các nhóm thiệt thòi khác.
Tòa án tối cao với tư cách là nhà lập sách
Vai trò lập chính sách của Tòa án tối cao xuất phát từ thực tế nó là cơ quan giải thích luật. Các vấn đề chính sách công được đưa ra xét xử trước Tòa dưới hình thức là các tranh chấp pháp lý cần giải quyết.
Một ví dụ điển hình là trong lĩnh vực bình đẳng chủng tộc. Cuối thập niên 1880, nhiều bang ban hành các đạo luật yêu cầu chia tách phương tiện công ích riêng cho người Mỹ gốc Phi với người da trắng. Ví dụ, năm 1890, bang Louisiana ban hành một đạo luật bắt buộc phải chia tách các phương tiện đường sắt riêng cho người Mỹ gốc Phi và người da trắng, nhưng vẫn đảm bảo công bằng. Hai năm sau, xuất hiện một sự việc gây nhiều phản đối. Lúc đó, có một người da đen mười tám tuổi là Homer Plessy đã chống lại luật của Louisiana và từ chối không chịu rời khỏi ghế dành cho người da trắng trên một chuyến tàu đi từ New Orleans đến Covington, Louisiana. Khi bị bắt và bị buộc tội đã vi phạm luật của Louisiana, Plessey đã khẳng định đây là đạo luật vi hiến. Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã đưa ra phán quyết trong vụ Plessey kiện Ferguson (1896), ủng hộ đạo luật trên. Qua đó, Tòa án đã thiết lập chính sách “chia nhưng vẫn công bằng” tồn tại trong suốt 60 năm. Trong thời gian này, nhiều bang đã quy định các chủng tộc phải ngồi tại các khu vực khác nhau trên xe buýt, tàu hỏa, nhà ga, rạp hát; phải sử dụng các nhà vệ sinh khác nhau, và lấy nước từ các vòi nước khác nhau. Đôi khi người Mỹ gốc Phi không được vào các nhà hàng và thư viện công. Và có lẽ quan trọng nhất là các sinh viên người Mỹ gốc Phi thường phải học ở các trường có chất lượng kém hơn.
Việc chia tách chủng tộc trong trường công đã bị phản đối trong một vụ kiện nổi tiếng, đó là vụ Brown kiện Hội đồng giáo dục (1954). Phụ huynh của những trẻ em người Mỹ gốc Phi cho rằng các đạo luật bang bắt buộc hoặc cho phép chia tách đã dẫn đến việc vi phạm nguyên tắc luật pháp bảo vệ công bằng theo Tu chính án Hiến pháp thứ mười bốn. Tòa án tối cao đã đưa ra phán quyết cho rằng việc chia tách phương tiện giáo dục vốn là một quy định bất công, và do đó việc chia tách là vi phạm quyền bảo vệ công bằng. Trong phán quyết của vụ Brown, Toà đã bác bỏ học thuyết “chia nhưng vẫn công bằng” và thiết lập chính sách giáo dục công không chia tách.
Bình quân một năm, Tòa đưa ra quyết định với các ý kiến được ký tên trong khoảng 8090 vụ. Hàng ngàn vụ khác được thu xếp mà không cần phải xem xét toàn diện. Nhờ đó, Toà đã giải quyết rốt ráo một nhóm các vấn đề chính sách rất chọn lọc, có điều chỉnh trong suốt quá trình lịch sử. Trong một nền dân chủ, nhiều vấn đề chính sách công cần được giải quyết thông qua những đại diện của người dân, chứ không phải những thẩm phán được chỉ định có nhiệm kỳ trọn đời. Do đó, về nguyên tắc, các thẩm phán Hoa Kỳ không nên lập chính sách. Tuy nhiên, trong thực tế, mặc dù không chủ động nhưng các thẩm phán vẫn lập chính sách ở một mức độ nào đó.
Nhưng Tòa án tối cao khác các nhà lập chính sách trong ngành hành pháp hoặc lập pháp. Điểm đặc biệt quan trọng là Tòa án không có phương tiện tự khởi xướng. Các thẩm phán phải đợi đến khi vấn đề được đưa ra xét xử trước tòa; sẽ không có việc lập chính sách thông qua tư pháp nếu không có kiện tụng. Tổng thống và các nghị sĩ không gặp phải sự hạn chế đó. Ngoài ra, ngay cả tòa án quyết đoán nhất là Tòa án tối cao cũng bị hạn chế bởi hành động của các nhà lập chính sách khác, như thẩm phán cấp dưới, Quốc hội và Tổng thống. Toà án tối cao phải dựa vào các cơ quan đó thì quyết định của nó mới được thi hành và thực hiện.