Một trong những đặc điểm quan trọng nhất, thú vị nhất và có lẽ rối rắm nhất của tư pháp Hoa Kỳ là hệ thống tòa án kép; tức là tại mỗi cấp chính quyền (bang và quốc gia) có một hệ thống tòa án riêng. Do đó, có một hệ thống tòa án riêng cho mỗi bang, một cho Hạt Columbia (Washington, D.C) và một cho chính quyền liên bang. Một số vấn đề pháp lý được giải quyết hoàn toàn ở tòa án bang, trong khi các vấn đề khác được giải quyết hoàn toàn tại tòa án liên bang. Nhưng vẫn còn các vấn đề khác được cả hai hệ thống xét xử quan tâm, và đôi khi có xuất hiện va chạm. Các tòa án liên bang được trao đổi trong chương này, còn các tòa án bang sẽ được xem xét trong chương 2.
BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Trước khi thông qua Hiến pháp, Hoa Kỳ chịu sự điều chỉnh của Hiến chương liên minh (Charter of Confederation). Theo Hiến chương, hầu hết chức năng của chính quyền quốc gia đề u nằm trong tay của một cơ quan lập pháp duy nhất gọi là Quốc hội. Chưa có sự phân chia quyền hành pháp và lập pháp.
Việc thiếu vắng hệ thống tư pháp quốc gia được coi là nhược điểm chính của Hiến chương. Do đó, các đại biểu nhóm họp trong Hội nghị lập hiến được tổ chức tại Philadelphia năm 1787 đã nhất trí là phải thành lập một hệ thống tư pháp quốc gia. Tuy nhiên, có nhiều bất đồng về hình thức cụ thể của ngành tư pháp.
Hội nghị lập hiến và Điều III của Hiến pháp
Đề xuất đầu tiên được đưa ra trước Hội nghị lậ p hiến là Kế họa ch Virginia, trong đó đề nghị thành lập một Tòa án tối cao và các tòa liên bang cấp dưới. Những người phản đối Kế hoạch Virginia đã đáp lại bằng Kế hoạch New Jersey, kêu gọi thành lập một cơ quan xét xử tối cao duy nhất của liên bang. Nhữ ng người ủng hộ Kế hoạch New Jersey đã hết sức khó chịu với ý tưởng thành lập các tòa án liên bang cấp dưới. Họ cho rằng các tòa án bang phải xét sử sơ thẩm tất cả các vụ việc, và quy định đầy đủ quyền kháng cáo lên Tòa án tối cao để bảo vệ các quyền quốc gia và đảm bảo tính thống nhất xét xử trên toàn quốc.
Mâu thuẫn giữa những người ủng hộ quyền của bang và những người ủng hộ quyền quốc gia đã được giải quyết thông qua thỏa hiệp chung của Hội nghị lập hiến. Sự thỏa hiệp này được thể hiện trong Điều III của Hiến pháp, bắt đầu bằng câu: “Quyền tư pháp của Hợp chúng quốc được trao cho một Toà án tối cao, và các tòa cấp dưới có thể được Quốc hội trao quyền hoặc thành lập tùy từng thời điểm”.
Đạo luật tư pháp năm 1789
Sau khi Hiến pháp được phê chuẩn, vấn đề tư pháp liên bang nhanh chóng được đưa ra xem xét. Khi Quốc hội mới nhóm họp năm 1789, mối quan tâm chính đầu tiên của nó là tổ chức tư pháp. Các cuộc thảo luận Dự luật số 1 của Thượng viện xoay quanh nhiều bên tham gia và lý lẽ giống hệt như trong cuộc tranh cãi tư pháp của Hội nghị lập hiến. Một lần nữa, vấn đề đặt ra là nên thiết lập các tòa án liên bang cấp dưới hay trao toàn quyền sơ thẩm cho tòa án bang. Nỗ lực giải quyết vấn đề tranh cãi này đã chia Quốc hội thành các nhóm riêng rẽ.
HỆ THỐNG TÒA ÁN HOA KỲ
(*) Mười hai Tòa phúc thẩm vùng (hay còn gọi là Tòa phúc thẩm lưu động) còn thụ lý các vụ việc từ một số cơ quan liên bang.
(**) Tòa phúc thẩm liên bang còn thụ lý các vụ từ Ủy ban thương mại quốc tế, Hội đồng bảo vệ hệ thống năng lực, Văn phòng bằng sáng chế và thương hiệu và Hội đồng phúc thẩm hợp đồng.
Một nhóm bao gồm những người tin rằng luật liên bang đầu tiên cần được xét xử tại các tòa án bang, và chỉ được xét xử tại Tòa án tối cao Hoa Kỳ theo trình tự phúc thẩm. Những người này sợ chính quyền mới sẽ hủy bỏ quyền của các bang. Nhóm còn lại gồm những nhà lập pháp nghi ngại các tòa án bang sẽ mang tính cục bộ địa phương, và sợ rằng những người khởi kiện từ các bang khác, hoặc nước khác sẽ bị đối xử bất công. Nhóm thứ hai đương nhiên muốn có một hệ thống tư pháp có cả các tòa án liên bang cấp dưới. Kết quả của cuộc tranh cãi này là sự ra đời của Đạo luật tư pháp năm 1789, thiết lập một hệ thống tư pháp bao gồm một Tòa án tối cao (bao gồm một chánh án và năm thẩm phán), ba tòa lưu động (bao gồm hai thẩm phán của Tòa án tối cao và một thẩm phán hạt); và 13 toà án hạt (mỗi tòa án hạt do một thẩm phán chủ trì). Như vậy, quyền được thiết lập các tòa án liên bang cấp dưới đã được thực thi ngay lập tức. Quốc hội không chỉ tạo ra một, mà đến hai nhóm tòa án cấp dưới.
TÒA ÁN TỐI CAO HOA KỲ
Thẩm phán Tòa án tối cao Charles Evans Hughes đã viết trong cuốn Tòa án tối cao Hoa Kỳ (Supreme Court of the United States) (1966) rằng Tòa án này “là sản phẩm đặc trưng của người Mỹ cả về mặt khái niệm và chức năng, không kế thừa gì nhiều từ các tổ chức tư pháp trước đó”. Để hiểu được ý định của những người định khung Hiến pháp, cần phải xem xét một khái niệm khác của người Mỹ: hình thức chính quyền liên bang. Các nhà lập quốc quy định hai hình thức chính quyền: chính quyền quốc gia và chính quyền bang; tòa án bang bị ràng buộc bởi luật liên bang. Tuy nhiên, quyền giải thích cuối cùng đối với luật liên bang không thể để cho tòa án bang tự quyết định, và chắc chắn cũng không thể đặt trong tay cơ quan xét xử của một vài tiểu bang, vì có thể sẽ nảy sinh bất đồng. Do đó, Tòa án tối cao phải giải thích các văn kiện lập pháp liên bang. Một chủ định khác của các nhà lập quốc là cho phép chính quyền liên bang được hành động đối với các cá nhân cũng như các bang.
Do vai trò đặc biệt quan trọng của Tòa án tối cao trong hệ thống chính quyền Mỹ, chắc chắn là Toà án này sẽ gây nhiều tranh cãi. Trong cuốn Tòa án tối cao trong Lịch sử Hoa Kỳ (The Supreme Court in United States History), Charles Warren, một nhà nghiên cứu hàng đầu về Tòa án tối cao đã viết: “Có một thực tế nổi bật nhất trong lịch sử Tòa án tối cao là mặc dù hầu như mọi công dân yêu nước và có suy nghĩ chín chắn đều nhận thấy vai trò quan trọng và cần thiết của nó trong hình thức chính quyền liên bang, nhưng không có ngành nào trong hệ thống tam quyền của chính quyền Mỹ, cũng như không có cơ quan nào được thành lập theo Hiến pháp, lại liên tục bị tấn công và phải vượt qua nhiều sự đối kháng như vậy mới đạt đến vị thế ngày nay”.
Thập kỷ đầu của Tòa án tối cao
Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, George Washington, đã thiết lập hai tập quán quan trọng khi chỉ định các thẩm phán của Tòa án tối cao. Thứ nhất, ông đã khởi xướng tập quán chỉ định các thẩm phán tương thích về chính trị với Tổng thống. Washington là Tổng thống duy nhất có cơ hội chỉ định toàn bộ nhân sự tư pháp liên bang. Ông đã bổ nhiệm tất cả các thẩm phán liên bang là các đảng viên thân tín của Đảng Liên bang, mà không có bất cứ ngoại lệ nào. Thứ hai, những người được Washington bổ nhiệm tương đối đại diện về mặt địa lý trong các tòa án liên bang. Trong sáu người được chỉ định vào Tòa án tối cao, có ba người miền Nam và ba người miền Bắc.
Vị trí Chánh án là đề cử quan trọng nhất của Washington. Tổng thống cho rằng, người lãnh đạo Toà án tối cao đầu tiên phải là một nhà lãnh đạo - quản lý có uy tín lớn và là một luật gia kiệt xuất. Nhiều cái tên đã được giới thiệu với Washington, và ít nhất đã có một người chính thức xin ứng cử vào chức vị đó. Cuối cùng, Washington đã quyết định chọn John Jay của New York. Mặc dù chỉ mới 44 tuổi, nhưng John Jay đã từng trải trong vai trò là một luật gia, thẩm phán và nhà ngoại giao. Ngoài ra, ông là người dự thảo chính Hiến pháp đầu tiên của bang New York.
Tòa án tối cao nhóm họp lần đầu vào thứ Hai, ngày 1 tháng Hai 1790 tại tòa nhà Royal Exchange ở khu vực Phố Wall của New York, và phiên họp đầu tiên chỉ kéo dài 10 ngày. Trong thời gian này, Tòa đã chọn một thư ký, con dấu và nhận một số luật sư được làm việc trước tòa trong thời gian tới. Tất nhiên là trong phiên này, Tòa không xét xử một vụ việc nào; và ngay cả trong ba năm sau, Tòa cũng không đưa ra phán quyết về bất cứ một vụ việc đơn lẻ nào. Mặc dù đây là một giai đoạn không quan trọng và có nhiều ý nghĩa, nhưng như Charles Warren đã viế t, “Báo chí New York và Philadelphia đã mô tả trình tự phiên họp đầu tiên của Tòa án tối cao đầy đủ hơn bất kỳ sự kiện nào liên quan đến nhà nước mới; và nội dung của nó được đăng tải trên tất cả các tờ báo hàng đầu của các bang khác”.
Ranh giới địa lý của các tòa án phúc thẩm Hoa Kỳ và tòa án hạt Hoa Kỳ