Bộ phim “Ngày Tận thế” (2012) của đạo diễn Roland Emmerich được công chiếu ngày 13/11/2009 đã được đông đảo khán giả trên khắp thế giới đón nhận. Doanh thu từ bộ phim mang về $768 triệu, vượt xa kinh phí đầu tư ban đầu ($200 triệu).
Sự thành công rực rỡ của bộ phim được nhận định là hệ quả của 2 yếu tố sau:
- Lấy cảm hứng từ lời tiên tri trong lịch Maya cổ, 2012 (Film) tái hiện hư cấu hình ảnh một cơn đại hồng thuỷ đưa thế giới đến ngày tận thế. Bộ phim nổi bật với những hình ảnh, cảnh quay hết sức sống động và mang nhiều ý nghĩa: Tòa thánh Vatican bị sụp đổ thành nhiều mảnh vụn. Bức tượng Chúa Cứu Thế tại thành phố Rio De Janeiro, Basil đã bị phá hủy hoàn toàn. Tàu hàng không USS John F. Kenedy, niềm tự hào của Hải quân Mỹ, đã bị cơn sóng lớn đánh dạt vào Nhà Trắng. Las Vegas, Hawaii chìm trong biển lửa. Cực Bắc và Nam của Trái đất bị đảo ngược do hoạt động của một vỏ kiến tạo lớn. Khối nước siêu khổng lồ đã cuốn phăng đi toàn bộ "gốc rễ" của sự sống sinh vật trên Trái Đất… Hình ảnh cuộc đấu tranh sinh tồn của những người may mắn sống sót là điểm nhấn và được bộ phim tập trung nhiều.
- Bên cạnh kich bản mới lạ, hấp dẫn; kỹ xảo hiện đại, sống động; dàn diễn viên nổi tiếng, diễn xuất tài tình…2012 (Film) như “bản tuyên ngôn” chứa đựng thông điệp rõ ràng về chính trị - sự phân cấp xã hội người giàu với kẻ nghèo, đẳng cấp giữa công dân của các cường quốc so với những người thuộc các nước đang phát triển…trong đó Mỹ được nhấn mạnh là quốc gia đẳng cấp nhất, là nước quyết định các vấn đề về an ninh toàn cầu.
Mỹ chính là quốc gia đề xuất ý định xây dựng “Con tàu Noah” để cứu lấy“những người được chon lọc” trên thế giới và là chủ dự án chính. Người Mỹ sẽ điều hành và gần như quyết định tuyêt đối trên tàu này. “Những người được chọn lọc” phần lớn là những Nguyên thủ quốc gia của các cường quốc; những ông vua dầu mỏ vùng Trung đông hay những nhà tài phiệt khét tiếng thế giới; tuy nhiên, số lượng suất lên “Tàu Noah” (1 tỷ Euro/1 suất phổ thông) hiển nhiên sẽ dành nhiều nhất cho công dân Mỹ.
Người Mỹ rất hãnh diện khi xem bộ phim này. Mà thật ra không phải qua bộ phim này, người dân Mỹ mới cảm thấy tự hào về quốc tịch của mình. Những người đang sống trên đất Mỹ (ngoại trừ những người sinh tại Mỹ được hiển nhiên trở thành công dân Mỹ) xem ngày lễ Tuyên thệ Nhập tịch Mỹ là một sự kiện ý nghĩa, hết sức quan trọng đối với mình. Ngày họ được đặt tay phải lên ngực (trái) để cất vang bài "The Star-Spangled Banner" (Lá cờ lấp lánh ánh sao). Ho vui sướng khôn xiết vì từ nay được đón nhận là công dân chính thức. Họ sẽ được hưởng những quyền lợi, chính sách an sinh xã hội cực tốt. Hộ chiếu Mỹ của họ sẽ đi được đến rất nhiều nước trên thế giới mà không cần xin Visa. Họ sẽ được tôn trọng khi nhập cảnh vào các nước và khi gặp các vấn đề khó khăn ở các nước sở tại, họ được các cơ quan hữu trách ưu tiên hổ trợ giải quyết.
Vậy có nên nhập quốc tịch Mỹ hay không? Hiện nay có rất nhiều người thuộc nhiều dân tộc khác nhau, nhiều thành phần khác nhau cố gắng hết sức có thể để có được quốc tịch Mỹ. Họ đều tin rằng cuộc sống của họ và gia đình sẽ được tốt hơn, có ý nghĩa hơn khi trở thành công dân Mỹ.
Trên thế giới hiện nay có 2 “nghề nghiệp” được đánh giá là bận rộn và danh giá nhất. Một là Giáo Hoàng Công giáo La Mã, hai là đương kim tổng thống Hoa Kỳ.
- Bận rộn vì hai vị này không chỉ lo những việc ở tại quốc gia mình sinh sống và làm việc, mà còn phải cáng đán luôn các vấn đề tôn giáo, chính trị, an ninh quốc phòng của nhiều nước trên thế giới.
- Danh giá vì một vị là Thủ lãnh tối cao của tôn giáo có nhiều tín hữu nhất thế giới; một vị là tổng thống của cường quốc mà quốc tịch được đánh giá đẳng cấp nhất trên thế giới, một đất nước đáng để nhiều người nên nhập quốc tịch.