NHÀ ĐẦU TƯ NÊN LÀM GÌ KHI BỊ TỪ CHỐI ĐƠN I-526?

Định cư EB-5 là một ngành luật di trú chuyên sâu, từ khi bắt đầu cho đến suốt quá trình chuẩn bị hồ sơ, nhà đầu tư cần bám sát chặt chẽ những quy định của chương trình cũng như theo sát luật sư, đơn vị tư vấn để trường hợp bị từ chối hồ sơ sẽ không xảy ra. Trong hàng trăm hồ sơ thành công thì không tránh khỏi việc có vài hồ sơ bị từ chối. Phần lớn những hồ sơ bị từ chối rơi vào 2 trường hợp

  • Trường hợp thứ nhất là hồ sơ bị từ chối bởi không cung cấp đủ hồ sơ chứng minh tài chính. Nhìn chung, những hồ sơ bị từ chối thuộc trường hợp này là do nhà đầu tư không nghe theo lời khuyên của luật sư và yêu cầu luật sư nộp bộ hồ sơ có nguồn chứng minh tài chính không đầy đủ vào Sở Di Trú Mỹ.
  • Trường hợp thứ hai bị từ chối là do Sở Di Trú Mỹ thay đổi chính sách và áp dụng hồi tố (không chính thống) cho những thay đổi chính sách này. Những từ chối thuộc diện này ảnh hưởng rất nhiều đến nhà đầu tư.

Dưới đây là những lựa chọn (tham khảo) dành cho nhà đầu tư khi đơn I-526 bị từ chối và phân tích chiến lược để nhà đầu tư quyết định những bước tiếp theo.

LÀM MỌI THỨ CÓ THỂ TRÁNH VIỆC ĐƠN I-526 BỊ TỪ CHỐI

Cách tốt nhất để đối mặt với đơn I-526 bị từ chối là phòng tránh. Dựa trên các chính sách, USCIS sẽ không từ chối một hồ sơ I-526 khi không gửi thông báo Yêu Cầu Cung Cấp thêm Hồ Sơ (RFE) hay một Thông báo Dự định Từ chối (NOID). Nhà đầu tư nên thận trọng xem xét RFE hoặc NOID và làm mọi thứ có thể để chuẩn bị hồ sơ đầy đủ trong khoảng thời gian cho phép. RFEs và NOIDs có yêu cầu rất khắt khe về hạn nộp hồ sơ bổ sung và thời hạn này không được gia hạn nên việc chuẩn bị hồ sơ kịp thời hạn là rất cần thiết.

Nhận thông báo RFE hay NOID cho nhà đầu tư cơ hội thứ hai để hoàn thiện hồ sơ I-526. Nếu cần thiết, nên tham khảo ý kiến chuyên gia, cung cấp những bằng chứng khách quan và đáng tin để giải thích lý do tại sao một loại giấy tờ nhất định không thể cung cấp, tranh luận để đưa ra những phương án thay thế và xin ý kiến từ những luật sư có kinh nghiệm giải trình hồ sơ RFE. Đừng bỏ lỡ bất kỳ yêu cầu bổ sung hồ sơ nào từ USCIS và cố gắng đưa ra bằng chứng tốt nhất có thể.

Điểm ưu thế của một đơn I-526 khi nhận RFE hay NOID là thời gian xét duyêt, 12-16 tháng chờ đợi của đơn này không phải là vô ích và đơn nhập cư đang được bước sang một giai đoạn mới.

Trong vài trường hợp, nhà đầu tư có thể lựa chọn rút đơn I-526 trước khi họ nhận được thông báo từ chối để lý lịch nhập cư được đẹp nhất và chọn một con đường nhập cư khác hoặc có thể bắt đầu lại quá trình từ đầu sớm nhất có thể. Những quyết định như thế này, nhà đầu tư nên tự quyết định và nên được tham khảo kỹ ý kiến luật sư.

NỘP ĐƠN YÊU CẦU XEM XÉT LẠI VÀ KHÁNG CÁO, BẮT ĐẦU LẠI TỪ ĐẦU HAY KHÁNG CÁO LÊN TÒA ÁN LIÊN BANG

Nhà đầu tư khi đối mặt với thông báo từ chối đơn I-526 có 3 sự lựa chọn: 
1. Kháng cáo 
2. Nộp đơn khiếu nại lên Tòa án Liên bang
3. Bắt đầu lại quá trình nộp đơn I-526 và chọn con đường nhập cư khác

Dưới đây là cái nhìn sâu hơn về từng lựa chọn

ĐỀ NGHỊ MỞ LẠI HOẶC XEM XÉT LẠI HỒ SƠ

Nộp đơn đề nghị mở lại/xem xét lại với USCIS thông thường là bước tiếp theo khi nhận được từ chối từ USCIS.

Đề nghị xem xét lại hồ sơ đòi hỏi nhà đầu tư phải cung cấp được bằng chứng mà trước đó không có. Trước khi nhận được Từ chối, nhà đầu tư luôn nhận thông báo RFE hay NOID và đó là cơ hội để nhà đầu tư cung cấp bằng chứng thuyết phục đến USCIS. Nhận được thông báo Từ chối đồng nghĩa rằng nhà đầu tư không có bằng chứng mà USCIS cảm thấy cần và đủ để chấp thuận đơn I-526 của họ.

Kiến nghị xem xét lại hồ sơ dựa trên những tranh cãi mang tính pháp lý và nó yêu cầu USCIS nhìn nhận lại là USCIS đã đưa ra một quyết định sai. Một lần nữa, ngoài việc cẩn thận chuẩn bị hồ sơ giải trình RFE và NOID, rất khó để tưởng tượng rằng một vụ tranh tụng có thể sẽ xảy ra.

Đương đơn có thể kháng cáo lại từ chối Kiến nghị mở lại/xem xét lại hồ sơ đến Văn phòng Kháng cáo Hành chính (AAO). AAO là một cơ quan có thẩm quyền xử lý kháng cáo về các quyết định USCIS. Trong thực tế, USCIS có thể tự gửi một trường hợp cho AAO trong quá trình đợi chấp thuận. Điều này thường xảy ra khi USCIS kết luận trường hợp này có vấn đề phức tạp hoặc bất thường về pháp luật hoặc thực tế. Bất kể như thế nào khi một đơn I-526 nộp kháng cáo đến AAO, trong đại đa số các trường hợp, AAO ủng hộ các quyết định của USCIS. Một lần nữa, nếu giải thích và bằng chứng đã thuyết phục USICIS từ trước đó, thì hồ sơ đã được chấp thuận chứ không đợi đến khi đơn kháng cáo nộp vào AAO. Tuy nhiên, USCIS cũng có những sai phạm trong các quyết định của mình và kháng cáo đến AAO có thể là một lựa chọn thích hợp cho một số nhà đầu tư. Thời gian bình quân xử lý tại AAO là khoảng 9 tháng.

TÒA ÁN LIÊN BANG

Gửi đơn khiếu nại lên Tòa án Liên bang là lựa chọn tốt nhất cho vài trường hợp từ chối đơn I-526. Trong trường hợp USCIS sai khi áp dụng các quy định của EB-5, xem xét tùy tiện các bằng chứng được nộp, tốt nhất là nên tranh luận với Thẩm phán tại Tòa án Liên bang. Tranh tụng tại Tòa án Liên bang là rất phức tạp và tốn kém hơn so với việc chỉ thực hiện các lựa chọn được thảo luận ở trên. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công cho các trường hợp I-526 tranh chấp Tại tòa án Liên bang là rất cao. Đương nhiên, không phải tất cả các trường hợp đèu phù hợp với lựa chọn tranh tụng tại Tòa án Liên bang, nhưng có một cơ hội để được lắng nghe bởi một Thẩm phán Liên bang thường đem đến kết quả tốt nhất cho nhà đầu tư EB-5 khi USCIS có quyết định sai.

Nhà đầu tư khi nhận được Từ chối bởi USCIS áp dụng hồi tố chính sách mới hay chính sách bị thay đổi nên xem xét việc tranh tụng tại Tòa án Liên bang. Và với một luật sư tranh tụng có kinh nghiệm, khả năng thắng là rất cao.

BẮT ĐẦU LẠI

Trong vài trường hợp, bắt đầu lại quy trình mới cho đơn I-526 hoặc chọn một con đường khác để nhận thẻ thường trú cũng là một cách tốt khi đơn I-526 bị từ chối. Trong hầu hết các trường hợp, tất nhiên, lựa chọn này giả định rằng nhà đầu tư nhận lại khoản tiền EB-5 đã đầu tư trong khoảng thời gian hợp lý khi chưa bị áp lực bởi các điều kiện khác như một đứa trẻ bị quá tuổi.

Bắt đầu lại quy trình nộp hồ sơ mới có thể làm nhà đầu tư cảm thấy mệt mỏi, chán nản đặc biệt đối với những ai vừa chờ đợi khoảng thời gian xử lý hồ sơ đặc biệt dài hơn từ USCIS. Tuy nhiên, thường trú nhân thông qua chương trình EB-5, cho dù phải đi qua quá trình này 2 lần, vẫn là lựa chọn tốt nhất cho những công dân nước ngoài không thể tham gia vào các chương trình định cư khác hoặc những công dân đến từ các nước mà ngày ưu tiên cấp visa lên đến tận 10 năm hoặc hơn.

Bạn đang trăn trở về hồ sơ định cư hay đang tìm hiểu về định cư, hãy liên hệ chúng tôi  để được đồng hành - lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho gia đình bạn!

Theo Luật sư di trú Belma Demirovic Chinchoy, Esq.

Tin tức Mỹ

Đăng ký tư vấn

Anh/Chị có bất kỳ thắc mắc về chương trình đầu tư định cư các nước, vui lòng đăng ký vào form bên dưới hoặc liên hệ với công ty USIS, chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận và giải đáp tất cả các câu hỏi của Anh/Chị.

Xin vui lòng liên hệ [email protected] hoặc điện thoại:

Việt Nam: 0909 337 657

Vui lòng để lại thông tin của bạn dưới đây