Nhân "Ngày Di trú quốc tế" (18/12), Tổ chức Di trú quốc tế (IOM) nêu rõ những người di cư đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của các nước phát triển.
Tuy nhiên, những người di cư thường bị coi là gánh nặng đối với hệ thống phúc lợi xã hội, chiếm việc làm và hạ thấp mức lương.
IOM khẳng định có rất nhiều bằng chứng cho thấy sự đóng góp của người di cư. Một nghiên cứu mới đây của Đại học London (Anh) cho biết trong năm 2008-2009, những người nhập cư từ Đông Âu đóng thuế cho nước Anh nhiều hơn 37% so với mức phúc lợi họ được nhận.
Tại Mỹ, Hội đồng Cố vấn kinh tế của Tổng thống cũng ước tính nền kinh tế đầu tàu thế giới mỗi năm thu được khoảng 37 tỷ USD nhờ những người nhập cư và trên 10% số người tự kinh doanh là người nhập cư.
Ngân hàng Thế giới cũng ước tính nếu các nước đang có dân số giảm cho phép lực lượng lao động của mình tăng 3% bằng việc cho thêm 14 triệu lao động nhập cư trong khoảng thời gian từ 2001-2025 thì mỗi năm nền kinh tế thế giới sẽ có thêm khoảng 365 tỷ USD. Phần lớn số tiền này sẽ chảy về và tạo thành nguồn vốn quan trọng cho các nước đang phát triển.
Ban lãnh đạo IOM cho rằng mặc dù vậy, những cuộc tranh luận gay gắt về ảnh hưởng của dân di cư đối với tính đồng nhất, an ninh, việc làm, y tế và hệ thống phúc lợi xã hội của các nước. Điều đáng ngại là nhiều cuộc tranh luận đó dựa trên cảm tính và sự suy luận, mà không trên thực tế những đóng góp cho kinh tế-xã hội nước sở tại. IOM cho rằng tình hình di cư hiện nay và trong tương lai sẽ chịu sự tác động của các xu hướng kinh tế-xã hội toàn cầu và không được bỏ qua vấn đề này.
Theo ước tính của IOM, thế giới hiện có khoảng 214 triệu người di cư và con số này sẽ tăng lên 405 triệu vào năm 2050. Một trong những nguyên nhân khiến số dân di cư tăng mạnh là do dân số các nước phát triển dự báo sẽ giảm 25% vào năm 2050. Điều này làm tăng nhu cầu về người lao động nhập cư vào đúng thời điểm lực lượng lao động ở các nước đang phát triển cũng tăng từ mức 2,4 tỷ người năm 2005 lên mức 3,6 tỷ người vào năm 2040.
IOM khẳng định có rất nhiều bằng chứng cho thấy sự đóng góp của người di cư. Một nghiên cứu mới đây của Đại học London (Anh) cho biết trong năm 2008-2009, những người nhập cư từ Đông Âu đóng thuế cho nước Anh nhiều hơn 37% so với mức phúc lợi họ được nhận.
Tại Mỹ, Hội đồng Cố vấn kinh tế của Tổng thống cũng ước tính nền kinh tế đầu tàu thế giới mỗi năm thu được khoảng 37 tỷ USD nhờ những người nhập cư và trên 10% số người tự kinh doanh là người nhập cư.
Ngân hàng Thế giới cũng ước tính nếu các nước đang có dân số giảm cho phép lực lượng lao động của mình tăng 3% bằng việc cho thêm 14 triệu lao động nhập cư trong khoảng thời gian từ 2001-2025 thì mỗi năm nền kinh tế thế giới sẽ có thêm khoảng 365 tỷ USD. Phần lớn số tiền này sẽ chảy về và tạo thành nguồn vốn quan trọng cho các nước đang phát triển.
Ban lãnh đạo IOM cho rằng mặc dù vậy, những cuộc tranh luận gay gắt về ảnh hưởng của dân di cư đối với tính đồng nhất, an ninh, việc làm, y tế và hệ thống phúc lợi xã hội của các nước. Điều đáng ngại là nhiều cuộc tranh luận đó dựa trên cảm tính và sự suy luận, mà không trên thực tế những đóng góp cho kinh tế-xã hội nước sở tại. IOM cho rằng tình hình di cư hiện nay và trong tương lai sẽ chịu sự tác động của các xu hướng kinh tế-xã hội toàn cầu và không được bỏ qua vấn đề này.
Theo ước tính của IOM, thế giới hiện có khoảng 214 triệu người di cư và con số này sẽ tăng lên 405 triệu vào năm 2050. Một trong những nguyên nhân khiến số dân di cư tăng mạnh là do dân số các nước phát triển dự báo sẽ giảm 25% vào năm 2050. Điều này làm tăng nhu cầu về người lao động nhập cư vào đúng thời điểm lực lượng lao động ở các nước đang phát triển cũng tăng từ mức 2,4 tỷ người năm 2005 lên mức 3,6 tỷ người vào năm 2040.
(Theo TTXVN/Vietnam+)