Chương 1: Lịch sử và tổ chức của hệ thống tư pháp liên bang (Phần 3)

Tòa án tối cao với tư cách là cơ quan xét xử cuối cùng

Tòa án tối cao vừa có thẩm quyền xét xử sơ thẩm lẫn phúc thẩm. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm nghĩa là tòa án có quyền xét xử một vụ việc lần đầu tiên. Thẩm quyền xét xử phúc thẩm nghĩa là một tòa án cấp cao hơn có quyền xem xét lại các vụ việc đã được xét xử ở một tòa án cấp dưới. Tòa án tối cao chủ yếu làm nhiệm vụ phúc thẩm vì phần lớn thời gian của nó được dành để xem xét lại các phán quyết của tòa cấp dưới. Nó là cơ quan xét xử phúc thẩm tối cao ở Hoa Kỳ. Do đó, nó là cơ quan có tiếng nói cuối cùng trong việc giải thích Hiến pháp, các đạo luật của các cơ quan lập pháp và các hiệp ước trừ khi quyết định của Tòa bị thay đổi thông qua sửa đổi hiến pháp, hoặc trong một số trường hợp là thông qua đạo luật của Quốc hội.

Từ năm 1925, xuất hiện một công cụ gọi là “đặc lệnh lấy lên xét xử lại” (certiorari), cho phép Tòa án tối cao được quyền tự quyết định những vụ việc nào nó sẽ xem xét lại. Theo phương pháp này, một người có thể yêu cầu Tòa án tối cao xem xét lại một phán quyết của tòa cấp dưới; và các đại thẩm phán sẽ quyết định xem có đồng ý với yêu cầu đó hay không. Nếu Tòa án tối cao đồng ý xem xét lại, nó sẽ phát “trát đòi lấy lên xét xử lại”, tức là lệnh yêu cầu tòa cấp dưới chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc lên Tòa án tối cao. Nếu yêu cầu đó bị từ chối, quyết định của toà cấp dưới vẫn giữ nguyên giá trị.

Thực tế công việc của Tòa án tối cao

Một kỳ làm việc chính thức của Toà án tối cao kéo dài từ ngày thứ Hai đầu tiên của tháng Mười, cho đến khi mọi công việc của năm kết thúc, thường là và o cuố i tháng Sáu hoặc tháng Bảy. Từ năm 1935, Tòa án tối cao có trụ sở riêng ở Washington, D.C; đó là một tòa nhà năm tầng oai nghiêm ố p đá cẩm thạch, trên cửa chính có khắc dòng chữ “Equal Justice Under Law” (“Công lý bình đẳng theo luật pháp”). Tòa nhà này nằm đối diện Đồi Capitol (nơi đóng trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ) qua một con phố. Các phiên chính thức của Tòa án tối cao diễn ra trong một phòng xét xử rộng cỡ 300 chỗ ngồi. Phía trước phòng xét xử là một băng ghế dài để đại thẩm phán ngồi. Khi phiên xét xử diễn ra, Chánh án bước vào qua một tấm phông màu tía phía sau băng ghế và ngồi vào vị trí, tiếp theo là lần lượt các thẩm phán khác. Các ghế thẩm phán được bố trí theo thứ tự thâm niên; Chánh án ngồi ở giữa, tiếp đó là thẩm phán có thâm niên cao nhất ngồi bên phải, thẩm phán tiếp theo ngồi bên trái, và cứ tiếp tục đổi bên như vậy theo thứ tự thâm niên giảm dần. Gần phòng xét xử là phòng nghị án, tại đó các thẩm phán quyết định vụ việc, và các phòng khác là nơi làm việc của thẩm phán và nhân viên tòa án.

Mỗi kỳ làm việc của tòa được chia thành các đợt xét xử cứ hai tuần một lần, trong đó có các phiên xét xử công khai và các cuộc họp nội bộ, và các thời gian nghỉ để các thẩm phán làm việc sau những cánh cửa đóng kín trong lúc xem xét vụ việc và viết ý kiến. Trong mỗi kỳ, Tòa án tối cao xét xử rốt ráo khoảng 8090 vụ, theo một mô hình tương đối đều đặn.

Tranh tụng. Các cuộc tranh tụng thường được bố trí từ thứ Hai đến thứ Tư của đợt xét xử. Phiên làm việc kéo dài từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa và từ 1 giờ chiều đến 3 giờ chiều. Do đây không phải là thủ tục sơ thẩm nên không có bồi thẩm đoàn, và không gọi nhân chứng. Thay vào đó, luật sư hai bên sẽ đưa ra luận điểm của mình trước các thẩm phán. Tập quán chung là mỗi bên được tranh tụng 30 phút, tuy nhiên, Tòa có thể quyết định cho thêm thời gian. Toà thường nghe tranh tụng bốn vụ trong một ngày. Trong quá trình luật sư đưa ra luận điểm, họ thường bị các thẩm phán cắt ngang để nêu câu hỏi. Tranh tụng là giai đoạn rất quan trọng đối với cả luật sư lẫn thẩm phán vì đây là giai đoạn duy nhất trong trình tự xét xử có sự trao đổi trực tiếp giữa các bên liên quan.

Nghị án. Vào các ngày thứ Sáu trước đợt xét xử hai tuần, Tòa án tối cao tổ chức nghị án; và vào chiều thứ Tư và cả ngày thứ Sáu của đợt xét xử, Toà cũng tiếp tục nghị án. Trong cuộc họp ngày thứ Tư, các thẩm phán thảo luận về các vụ việc tranh tụng trong ngày thứ Hai. Còn trong cuộc họp ngày thứ Sáu, họ trao đổi về các vụ việc tranh tụng vào ngày thứ Ba và thứ Tư, cộng thêm các vấn đề khác cần xem xét. Vấn đề quan trọng nhất trong số các vấn đề khác được xem xét là các đơn xin phát “trát đòi lấy lên xét xử lại”.

Trước cuộc họp ngày thứ Sáu, mỗi thẩm phán được cung cấp một danh sách các vụ việc sẽ được thảo luận. Cuộc họp bắt đầu khoảng 9 giờ 30 hoặc 10 giờ sáng, và kéo dài đến 5 giờ 30 hoặc 6 giờ chiều. Khi bước vào phòng nghị án, các thẩm phán bắt tay nhau và ngồi vào vị trí quanh một chiếc bàn hình chữ nhật. Cuộc họp được tiến hành sau những cánh cửa đóng kín, và không có bất cứ ghi chép chính thức nào về nội dung thảo luận. Chánh án là người chủ toạ phiên họp và là người đầu tiên đưa ra ý kiến đối với mỗi vụ việc. Các thẩm phán khác lần lượt đưa ra ý kiến theo thứ tự thâm niên.

Số thẩm phán tối thiểu để quyết định một vụ việc là sáu người; số lượng tối thiểu này thường được đáp ứng không mấy khó khăn. Và nhiều lúc các vụ việc được quyết định với số lượng thẩm phán ít hơn chín người, do vắng mặt, ốm đau, không tham gia do mâu thuẫn lợi ích. Quyết định của Tòa án tối cao được thông qua theo nguyên tắc đa số. Trong trường hợp hai bên có số phiếu ngang nhau, thì quyết định của tòa cấp dưới được giữ nguyên.

Viết ý kiến. Sau khi đạt được quyết định tạm thời tại phiên nghị án, bước tiếp theo là giao việc viết ý kiến cho cá nhân một thẩm phán. Nếu Chánh án bỏ phiếu ở bên đa số, thì ông chính là người viết ý kiến hoặc giao việc đó cho một thẩm phán bên phía đa số. Khi Chánh án bỏ phiếu ở bên thiểu số, thì thẩm phán có thâm niên cao nhất bên phía đa số sẽ viết ý kiến.

Sau cuộc họp, thẩm phán chịu trách nhiệm viết ý kiến của Tòa sẽ viết bản dự thảo ban đầu. Các thẩm phán khác có thể viết các ý kiến riêng. Bản ý kiến hoàn chỉnh sẽ được chuyển cho tất cả các thẩm phán ở cả hai nhóm đa số và thiểu số. Người viết dự thảo thường tìm cách thuyết phục các thẩm phán bên phía thiểu số thay đổi quan điểm, và cố gắng giữ nguyên quan điểm của nhóm đa số. Một quá trình thương lượng sẽ diễn ra, và câu chữ của bản ý kiến có thể được thay đổi nhằm thỏa mãn các thẩm phán khác, và được họ ủng hộ. Nếu có sự phân tán trong Tòa, thì sẽ rất khó đạt được một ý kiến thống nhất rõ ràng và thậm chí có thể dẫn đến việc thay đổi kết quả bỏ phiếu hoặc lấy ý kiến của một thẩm phán khác làm phán quyết chính thức của Tòa.

Mặc dù ít vụ đạt được đồng thuận, nhưng hầu hết các vụ đều được đa số ủng hộ. Những người không thống nhất với quan điểm của Tòa được gọi là bất đồng. Một người bất đồng không nhất thiết phải viết ý kiến bất đồng ra; tuy nhiên, trong vài năm lại đây, xu hướng viết ý kiến bất đồng trở nên phổ biến. Khi có nhiều thẩm phán bất đồng, họ có thể viết ý kiến riêng hoặc tập hợp nhau lại thành một ý kiến bất đồng chung.

Đôi lúc một thẩm phán thống nhất với quyết định của Tòa nhưng có nguyên cớ khác để dẫn đến kết luận đó. Trong trường hợp này, thẩm phán đó sẽ viết một văn bản gọi là ý kiến đồng quy. Một ý kiến được ghi là “đồng quy và bất đồng” nếu nó nhất trí với một phần quyết định của Tòa nhưng không thống nhất với các phần khác. Cuối cùng, đôi lúc Tòa có thể đưa ra một ý kiến “per curiam” (theo tòa án) tức là một loại ý kiến không ký tên và thường là rất ngắn. Loại ý kiến đó thường được dùng khi Tòa chấp nhận xem xét lại một vụ việc, nhưng không giải quyết triệt để. Ví dụ, Toà có thể quyết định vụ việc mà không cần tranh tụng và đưa ra một bản ý kiến “per curiam” để giải thích cho cách giải quyết vụ việc.

TÒA PHÚC THẨM HOA KỲ

Các tòa phúc thẩm ít được báo giới chú ý hơn so với Tòa án tối cao, nhưng chúng đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống tư pháp Hoa Kỳ. Do Tòa án tối cao chỉ đưa ra quyết định với ý kiến đầy đủ trong khoảng 8090 vụ trong một năm, nên rõ ràng các tòa phúc thẩm thường là các tòa cuối cùng giải quyết hầu hết các đơn phúc thẩm trong hệ thống tòa án liên bang.

Các tòa lưu động: 17891891

Đạo luật tư pháp năm 1789 đã lập nên ba tòa lưu động (tòa phúc thẩm), mỗi tòa bao gồm hai thẩm phán của Tòa án tối cao và một thẩm phán hạt. Thẩm phán hạt trở thành người chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết khối lượng công việc của tòa lưu động. Hai thẩm phán của Tòa án tối cao thường đi đến từng địa phương và tham gia vào các vụ việc. Tập quán này tạo ra đặc điểm thiên về địa phương hơn là quốc gia của tòa lưu động.

Ngay từ đầu, hệ thống tòa lưu động đã được coi là không đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là đối với các thẩm phán của Tòa án tối cao, bị buộc phải đi lại quá nhiều. Tổng chưởng lý Edmund Randolph và Tổ ng thống Washington đã thúc giục phải giảm bớt gánh nặng cho các thẩm phán Tòa án tối cao. Quốc hội đã sửa lại đôi chút vào năm 1793, chỉ yêu cầu tòa lưu động phải có một thẩm phán của Tòa án tối cao và một thẩm phán hạt. Vào cuối nhiệm kỳ của Tổng thống John Adam năm 1801, Quốc hội đã bỏ yêu cầu đi lại đối với thẩm phán Tòa án tối cao, và bổ nhiệm 16 thẩm phán lưu động mới, qua đó đã mở rộng rất nhiều thẩm quyền xét xử của các tòa cấp dưới.

Nhiệm kỳ của Tổng thố ng Thomas Jefferson tiếp đó đã cực lực phản đối, và Quốc hội đã phải bãi bỏ quyết định này. Đạo luật tòa lưu động năm 1802 đã quay trở lại chế độ lưu động của các thẩm phán Toà án tối cao và tăng số vùng. Tuy nhiên cơ quan lập pháp cho phép tòa lưu động có thể được tổ chức với chỉ một thẩm phán hạt làm chủ tọa. Thay đổi đó trông có vẻ nhỏ nhặt, nhưng thực chất có ý nghĩa rất quan trọng. Các thẩm phán hạt ngày càng chịu trách nhiệm nhiều đối với cả tòa án hạt lẫn tòa lưu động. Thực tế, lúc đó, thẩm quyền xét xử sơ thẩm và phúc thẩm đều nằm trong tay thẩm phán hạt.

Phải đến tận năm 1869 mới diễn ra bước phát triển tiếp theo của tòa án phúc thẩm. Khi đó, Quốc hội đã chấp thuận một giải pháp cho phép bổ nhiệm chín thẩm phán lưu động mới và giảm trách nhiệm xét xử lưu động của các thẩm phán Tòa án tối cao, xuống còn một vòng trong hai năm. Tuy nhiên, Tòa này vẫn bị tồn đọng rất nhiều vụ vì không có giới hạn về quyền kháng cáo lên Tòa án tối cao.

Tin tức Mỹ

Đăng ký tư vấn

Anh/Chị có bất kỳ thắc mắc về chương trình đầu tư định cư các nước, vui lòng đăng ký vào form bên dưới hoặc liên hệ với công ty USIS, chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận và giải đáp tất cả các câu hỏi của Anh/Chị.

Xin vui lòng liên hệ [email protected] hoặc điện thoại:

Việt Nam: 0909 337 657

Vui lòng để lại thông tin của bạn dưới đây