Hôm thứ tư, ngày 25 tháng 5, các giới chức nói rằng Chính Phủ liên bang sẽ tung ra một đợt vận động quảng cáo trên toàn quốc, để khuyến khích thêm nhiều người di dân nhập quốc tịch Hoa Kỳ và hội nhập thêm vào xã hội Mỹ.
Chiến dịch này được thực hiện bằng nhiều ngôn ngữ - tiếng Anh, Tây Ban Nha, tiếng Hoa và Tiếng Việt - nhắm tới khoảng 7.9 triệu người di dân hội đủ điều kiện để nộp đơn xin nhập quốc tịch nhưng chưa thực hiện. Theo các giới chức di trú, nhiều người di dân làm việc, gánh vác cả một gia đình, còn đi học thêm, nhưng vẫn giữ thẻ xanh và chỉ nghĩ tới quốc tịch khi họ cần đi ra khỏi nước hoặc khi những cuộc bầu cử đến gần.
Chiến dịch vận động này sẽ được tung lên các cơ quan truyền thông bằng báo giấy, các trang web và các chương trình phát thanh, chủ yếu tại các tiểu bang California, New York, Florida và Texas từ ngày 30 tháng 5 đến ngày Lễ Lao Động, để giúp các di dân lưu ý vấn đề nhập quốc tịch, và kể cho họ biết những câu chuyện về người di dân đã gia nhập quốc tịch.
Bà Mariana Gitomer, một nữ phát ngôn viên của cơ quan di trú, nói rằng đây là lần đầu tiên cơ quan di trú tiến hành một chiến dịch quảng cáo có trả tiền để đề cao vấn đề gia nhập quốc tịch Hoa Kỳ. Đợt quảng bá này, sẽ tốn khoảng $3.5 triệu trong 3 năm, là một phần trong ngân khoản $11 triệu Quốc Hội dành riêng để khuyến khích người di dân hội nhập vào xã hội Mỹ nhiều hơn.
Theo ông Nathan Stiefel, trưởng bộ phận chính sách và chương trình thuộc Văn Phòng Quốc Tịch tại Cơ Quan Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ, hiện có khoảng 64% người di dân là có quốc tịch, và trung bình phải mất 9 năm rưỡi người di dân mới làm các thủ tục nhập tịch.
Các chuyên viên di trú nói rằng, nhiều người di dân không muốn nộp đơn xin nhập quốc tịch vì họ sợ họ không nói được tiếng Anh đủ tốt, hoặc họ không cảm thấy có nhu cầu cần phải vào quốc tịch. Tuy nhiên, theo các chuyên viên, nhập quốc tịch là một bước quan trọng trong việc hội nhập đầy đủ vào một xã hội mới và giúp người di dân có quyền bầu cử, tham dự vào bồi thẩm đoàn và can dự nhiều hơn vào đời sống chính trị.
Theo Cơ Quan Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ, trong năm tài khóa vừa qua, có hơn 700,000 người di trú nộp đơn xin nhập quốc tịch, tăng 25% so với 1 năm trước đó.
Chiến dịch này được thực hiện bằng nhiều ngôn ngữ - tiếng Anh, Tây Ban Nha, tiếng Hoa và Tiếng Việt - nhắm tới khoảng 7.9 triệu người di dân hội đủ điều kiện để nộp đơn xin nhập quốc tịch nhưng chưa thực hiện. Theo các giới chức di trú, nhiều người di dân làm việc, gánh vác cả một gia đình, còn đi học thêm, nhưng vẫn giữ thẻ xanh và chỉ nghĩ tới quốc tịch khi họ cần đi ra khỏi nước hoặc khi những cuộc bầu cử đến gần.
Chiến dịch vận động này sẽ được tung lên các cơ quan truyền thông bằng báo giấy, các trang web và các chương trình phát thanh, chủ yếu tại các tiểu bang California, New York, Florida và Texas từ ngày 30 tháng 5 đến ngày Lễ Lao Động, để giúp các di dân lưu ý vấn đề nhập quốc tịch, và kể cho họ biết những câu chuyện về người di dân đã gia nhập quốc tịch.
Bà Mariana Gitomer, một nữ phát ngôn viên của cơ quan di trú, nói rằng đây là lần đầu tiên cơ quan di trú tiến hành một chiến dịch quảng cáo có trả tiền để đề cao vấn đề gia nhập quốc tịch Hoa Kỳ. Đợt quảng bá này, sẽ tốn khoảng $3.5 triệu trong 3 năm, là một phần trong ngân khoản $11 triệu Quốc Hội dành riêng để khuyến khích người di dân hội nhập vào xã hội Mỹ nhiều hơn.
Theo ông Nathan Stiefel, trưởng bộ phận chính sách và chương trình thuộc Văn Phòng Quốc Tịch tại Cơ Quan Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ, hiện có khoảng 64% người di dân là có quốc tịch, và trung bình phải mất 9 năm rưỡi người di dân mới làm các thủ tục nhập tịch.
Các chuyên viên di trú nói rằng, nhiều người di dân không muốn nộp đơn xin nhập quốc tịch vì họ sợ họ không nói được tiếng Anh đủ tốt, hoặc họ không cảm thấy có nhu cầu cần phải vào quốc tịch. Tuy nhiên, theo các chuyên viên, nhập quốc tịch là một bước quan trọng trong việc hội nhập đầy đủ vào một xã hội mới và giúp người di dân có quyền bầu cử, tham dự vào bồi thẩm đoàn và can dự nhiều hơn vào đời sống chính trị.
Theo Cơ Quan Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ, trong năm tài khóa vừa qua, có hơn 700,000 người di trú nộp đơn xin nhập quốc tịch, tăng 25% so với 1 năm trước đó.
Theo Vietditru