Thị trường xuất khẩu với tiềm năng lớn cho nông thủy sản Việt Nam
Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới từ lâu luôn là thị trường lớn, đa dạng và hấp dẫn đối với tất cả các quốc gia xuất khẩu, trong đó có Việt Nam. Với thị trường tiêu thụ rộng lớn với 322 triệu người và 18 nghìn tỷ đô la Mỹ (GDP), nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng nông sản tại thị trường này là rất lớn. Mỹ hiện là quốc gia nhập khẩu nhiều nông sản nhất thế giới, hàng năm Mỹ nhập khẩu trên dưới 10 tỷ USD rau, củ, quả; nhập khẩu khoảng 3,5 tỷ USD cà phê; nhập khẩu trên 9 tỷ USD cao su; thịt các loại khoảng trên 2,5 tỷ USD; nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc khoảng 1,5 tỷ USD.
Quan hệ thương mại giữa Mỹ và Việt Nam thời gian qua phát triển nhanh cả về quy mô và giá trị. Tính đến thời điểm này, Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong năm 2015, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ với giá trị 30,6 tỷ USD/năm, trong dó kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt đến 2,9 tỷ USD. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục hải quan cho 6 tháng đầu năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang thị trường Mỹ đạt 1,54 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Với đà tăng trưởng này, Việt Nam dự kiến xuất khẩu nông sản sang đạt khoảng 3,3 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2015.
Sản phẩm |
2006 |
2007 |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
Coffee tươi |
200,137 |
305,241 |
291,520 |
257,021 |
360,129 |
487,494 |
600,938 |
467,870 |
493,744 |
356,968 |
Sản phẩm thịt |
624 |
488 |
424 |
150 |
231 |
371 |
6,350 |
5,444 |
269 |
98 |
Trái cây tươi/đông lạnh |
3,917 |
5,672 |
8,351 |
5,018 |
7,278 |
10,987 |
11,635 |
11,936 |
14,234 |
19,409 |
Rau |
10,238 |
9,817 |
8,637 |
8,862 |
8,517 |
8,778 |
9,406 |
13,433 |
16,995 |
16,020 |
Hạt các loại |
168,734 |
222,796 |
277,595 |
258,571 |
352,188 |
410,823 |
400,062 |
527,162 |
634,105 |
830,706 |
Dầu TP, hạt có dầu |
125 |
103 |
83 |
189 |
291 |
472 |
300 |
548 |
512 |
13,395 |
Trà, gia vị… |
38,980 |
32,196 |
55,019 |
61,385 |
70,035 |
135,847 |
110,862 |
189,479 |
297,114 |
309,785 |
Ngũ cốc, thức ăn gia súc |
265 |
342 |
1,202 |
20,192 |
9,104 |
12,607 |
28,766 |
31,600 |
39,612 |
38,561 |
Cá tôm |
653,435 |
697,581 |
766,338 |
680,728 |
873,156 |
1,071,390 |
1,123,935 |
1,344,674 |
1,640,744 |
1,341,720 |
Vật liệu trồng, vật nuôi |
689 |
483 |
1,548 |
1,304 |
1,760 |
2,771 |
3,399 |
3,105 |
2,713 |
3,177 |
Gỗ |
460 |
485 |
1,386 |
360 |
125 |
358 |
320 |
56 |
1,068 |
1,063 |
Ván ép, veneer |
2,134 |
2,782 |
3,511 |
4,836 |
6,080 |
6,558 |
11,135 |
20,465 |
27,938 |
31,670 |
Máy móc thiết bị nông nghiệp |
2,794 |
2,606 |
2,637 |
1,446 |
2,587 |
4,577 |
6,585 |
6,814 |
9,065 |
16,576 |
Giày |
350,124 |
390,476 |
502,162 |
541,363 |
758,002 |
1,007,762 |
1,059,063 |
1,238,618 |
1,707,822 |
2,151,972 |
Dược phẩm |
51 |
264 |
507 |
2,590 |
4,836 |
3,553 |
7,067 |
5,474 |
1,875 |
4,999 |
TOTAL |
8,566,664 |
10,632,820 |
12,901,098 |
12,287,816 |
14,867,856 |
17,487,840 |
20,267,677 |
24,651,036 |
30,615,564 |
38,019,696 |
Nguồn: US Census
Sản phẩm dệt may vẫn đầu đầu với kim ngạch lớn nhất trị giá gần 6,3 tỉ USD, chiếm 33,4% tổng giá trị xuất khẩu vào thị trường này. Ngoài dệt may, 4 mặt hàng khác vào Mỹ đạt giá trị từ 1 tỉ USD trở lên gồm: giày dép các loại gần 2,36 tỉ USD, điện thoại các loại và linh kiện gần 1,53 tỉ USD, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện hơn 1,5 tỉ USD, gỗ và sản phẩm gỗ gần 1,45 tỉ USD. Sản phẩm cá ba sa được xem là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam ở thị trường Mỹ, Sản phẩm bạch tuộc và mực xuất khẩu sang Mỹ đạt giá trị 2,566 triệu USD trong 7 tháng đầu năm 2015, gia tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2014. Xuất khẩu vào quốc gia này đang chiếm 1,2% tổng giá trị xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam.
Thị trường nông thuỷ sản Việt Nam rất đa dạng và phong phú
Điều lý thú là cơ hội cho xuất khẩu đến từ các sản phẩm chủ lực và “truyền thống” của Việt Nam nhự hàng dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng thủy sản, túi xách, vali, mũ và các sản phẩm nông thủy hải sản “mới nổi” thuộc thị trường ngách cũng đang có xu hướng gia tăng như sản phẩm nông nghiệp hữu cơ (organic), dầu thực vật và hạt có dầu, trà, gia vị, vật liệu trồng, vật nuôi, ván ép thậm chí các loại dược phẩm, đặc biệt từ nguồn gốc thực vật thiên nhiên. Cụ thể, các sản phẩm hữu cơ Việt Nam được chứng nhận từ USDA (Mỹ) hay EU bao gồm sắn, dầu dừa, nước uống trái cây, gạo, trái cây và rau củ quả sấy kể cả tôm cá đang từng bước xâm nhập “dễ dàng hơn” khi đạt các tiêu chuẩn chất lượng thuộc loại khó chịu nhất của thị trường khó tính này.
Theo ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch Vinamit, thị trường hiện có nhu cầu rất lớn về trái cây, rau củ quả chất lượng cao, tập trung cho vấn đề chăm sóc sức khoẻ của người sử dụng. Đó là lý do trong nhiều siêu thị nổi tiếng của Mỹ, khoảng 10-15% sản phẩm đạt tiêu chuẩn organic USDA không chỉ nhắm đến phân khúc tiêu dùng cao mà còn tiếp cận rộng rãi hơn với phân khúc người tiêu dùng trung lưu có quan tâm nhiều đến chăm sóc sức khỏe. Ông Viên cũng cho biết một khi đã được các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, châu Âu cùng tiếp nhận sản phẩm thì có thể nói chúng ta sẽ sản xuất không kịp bán. Ngoài ra họ chấp nhận trả tiền cao cho những sản phẩm uy tín, có thương hiệu và chất lượng cao.
Cơ hội nhiều nhưng thách thức không kém
Mỹ thực sự là thị trường lớn nhất thế giới nhưng cùng với sự hấp dẫn, mức độ cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường này sẽ ngày càng trở nên khó khăn và khắc nghiệt hơn. Thực vậy, tại Diễn đàn Mekong Connect – Ceo Forum 2016 (lần 2) ngày 26.10.2016 tại TP. Cần Thơ (ww.mekongconnect.vn), Ông. Herb Cochran, Giám đốc Điều hành Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (Amcham Vietnam) có đề cập đến những lý do gần đây khiến nước Mỹ tăng cường tiêu chuẩn chất lượng & kiểm soát thực phẩm nhập khẩu. Theo đó, Luật Hiện đại hoá An toàn Thực phẩm của Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ FDA (FSMA) tạo ra hệ thống quy định nhiều lớp bao gồm nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, bên thứ ba, các cơ quan quản lý nước ngoài và FDA. FSMA là biện pháp kiểm soát thực phẩm ngay từ khi nó chưa nhập vào Mỹ - cập cảng Mỹ và lưu hành trên thị trường Mỹ. Điều này dẫn đến việc tăng cường khả năng của hệ thống an toàn thực phẩm của các nước xuất khẩu, bao gồm cả hệ thống các quy định quản trị chuỗi cung ứng hàng hóa chặt chẽ hơn từ các quốc gia xuất khẩu. Đương nhiên/ với hàng rào kỹ thuật ngày càng cao về tiêu chuẩn chất lượng nhập khẩu như thế sẽ càng “gây khó khăn” hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi mong muốn xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ trong điều kiện năng lực xuất khẩu còn giới hạn kể cả về tài chính, con người, thông tin thị trường và cả chiến lược xâm nhập thị trường Mỹ. Đối với sản phẩm nông nghiệp, nhà sản xuất cần đầu tư chất lượng, loại bỏ dư lượng chất hoá học, sử dụng đất sạch, giống tốt giảm bớt can thiệp phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu và thuốc kích thích tăng trưởng theo phương thức và canh tác hữu cơ hoặc canh tác tự nhiên. Cũng theo các chuyên gia, xuất khẩu vào Mỹ vẫn còn gặp nhiều khó khăn do chính bản thân các doanh nghiệp, đó là năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam còn khá yếu, cạnh tranh xuất khẩu với các nước khác ở thị trường Mỹ khá chật vật, cước phí cao và thời gian vận chuyển lâu, hệ thống pháp luật thương mại, hàng rào kỹ thuật và an toàn thực phẩm cao…
Xuất khẩu nông thủy sản tại Mỹ cơ hội nhiều nhưng thách thức không kém
Ông Bryan Phan - Giám đốc Công ty cung ứng dịch vụ tư vấn nguồn nhân lực 40hrs (Mỹ) cho biết thị trường Mỹ còn rất nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp Việt Nam khai thác. Tuy nhiên một thực trạng đáng buồn là hiện nhiều doanh nghiệp Việt vẫn còn thiếu thông tin và chưa có sự hiểu biết đầy đủ về thị trường này, dẫn đến những thua thiệt đáng tiếc xảy ra khi xuất khẩu hàng vào Mỹ cũng như chưa khẳng định được vị thế hàng Việt tại thị trường này. Ông Bryan nhấn mạnh điều quan trọng là các doanh nghiệp cần nhận thức rõ những thuận lợi cũng như khó khăn khi xuất khẩu hàng hoá vào Mỹ để từ đó đưa ra những giải pháp hợp lí nhằm tận dụng được cơ hội, khắc phục được khó khăn để đạt được đích cuối cùng là chinh phục và trụ vững trên thị trường rộng lớn giàu tiềm năng này. Ngoài ra khi phát hiện những sản phẩm bị lỗi cũng như có thắc mắc hay khiếu kiện gì, đa số các công ty Mỹ không muốn gọi điện cho nhà xuất khẩu Việt Nam vào 12h đêm tại Việt Nam (tương ứng với giờ hành chính tại Mỹ). Điều họ mong muốn là các doanh nghiệp Việt có một văn phòng đại diện tại Mỹ để tiện giải quyết mọi rắc rối phát sinh trong quá trình giao dịch. Theo đó ông Bryan Phan khuyến nghị doanh nghiệp Việt có thể lựa chọn các công ty tư vấn hay dịch vụ để làm đại diện cho mình tại Mỹ.
Luật của Mỹ cũng khá khắt khe và nếu các doanh nghiệp xuất khẩu không tìm hiểu hoặc thuê các Công ty Luật tư vẫn rất dễ vi phạm. Muốn đưa được sản phẩm vào thị trường này bắt buộc doanh nghiệp phải tuân thủ theo 2 bước: trực tiếp hoặc có thể thông qua nhà nhập khẩu gửi các chương trình kiểm soát về chế biến thực phẩm để FDA xem xét và cấp phép. Tiếp đó, doanh nghiệp cần được công nhận ở cấp quốc gia thông qua ký kết văn bản ghi nhớ giữa FDA và cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm soát vệ sinh an toàn ở nước xuất khẩu. Chỉ khi có đầy đủ các giấy tờ chứng nhận trên doanh nghiệp mới có thể đưa hàng vào thị trường này.
Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam như Kềm Nghĩa, Hapro, Cà phê Trung Nguyên, Vinacafe, Vinamit, Gạo Tài Vương, gạo Lộc Trời, Nước dừa Mekong, Lương Quới (dầu dừa), G.O.C Food vấn tiếp tục chủ động tham dự các chương trình triển lãm, các tuần lễ Hội chợ thực phẩm ở Mỹ nhằm tìm kiếm cơ hội xuất khẩu, xâm nhập thị trường thông qua việc mở văn phòng đại diện ở Mỹ, tìm kiếm các nhà phân phối/bán sỉ để phát triển hệ thống phân phối và bán hàng tại Mỹ.
Xâm nhập & khai thác tiềm năng thị trường qua dịch vụ tư vấn & kết nối kinh doanh
Bên cạnh mạng lưới XTTM của hệ thống nhà nước, hiện nay vai trò của các đơn vị XTTM tư nhân ngày càng phát triển và đóng góp đáng kể vào hiệu quả kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu. Nếu doanh nghiệp Việt Nam chưa có sẵn bộ phận và nguồn lực chuyên trách xuất khẩu, các doanh nghiệp có thể tìm đến sự hỗ trợ từ bên ngoài từ các đơn vị chuyên môn. Là chuyên gia hàng đầu về xúc tiến đầu tư với Mỹ hơn 7 năm, USIS Group mở rộng hoạt động sang lãnh vực đầu tư doanh nghiệp L1, kinh doanh bất động sản, xúc tiến thương mại thông qua công ty thành viên là USS Consulting (www.usis-consulting.us) nhằm hoàn thiện tầm nhìn & thực hiện sứ mệnh của một tổ chức kết nối, đồng hành & hỗ trợ hội nhập quốc tế cho cá nhân & doanh nghiệp trong nước và cầu nối xúc tiến và thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ trong các lãnh vực giáo dục – thương mại & đầu tư. USIS Consulting định vị như một Nguồn lực “kết nối phát triển kinh doanh một cửa” đáng tin cậy thông qua hoạt động xúc tiến thương mại & đầu tư giữa Hoa Kỳ & Việt nam cho cá nhân & doanh nghiệp.
Tập thể Văn phòng USIS Consulting tại miền Nam California, Mỹ
Với đội ngũ chuyên gia tư vấn hàng đầu và giàu kinh nghiệm về kinh doanh quốc tế, đội ngũ đối tác kinh doanh quốc tế đẳng cấp & uy tín toàn cầu, hệ thống 5 văn phòng dịch vụ trải khắp các tỉnh thành lớn của Việt Nam và tại Mỹ, USIS Consulting cung cấp các dịch vụ đo may phù hợp với nhu cầu và trải nghiệm thực tế của từng doanh nghiệp theo các giai doạn khác nhau: từ cung cấp thông tin & hướng dẫn cơ bản cho bước chuẩn bị ban đầu; đến việc chọn lựa, nắm bắt thông tin để đầu tư hay xâm nhập thị trường; hoặc khi doanh nghiệp cần đến sự hỗ trợ tích cực để phát triển kinh doanh hay đầu tư hay tại thị trường Mỹ.
Trước mắt các doanh nghiệp Việt có nhu cầu cung cấp dịch vụ văn phòng chia sẻ (business center), đại diện thương mại, đầu tư doanh nghiệp L1 hay mong muốn xúc tiến thương mại tại thị trường Mỹ có thể liên hệ ngay với chúng tôi để hưởng ưu đãi đặc biệt trong thời gian khai trương tại Mỹ.
Sự kiện khai trương văn phòng USIS Group tại Cần Thơ
"USIS Group TẦM NHÌN MỚI - SỨ MỆNH MỚI"
Địa điểm: Văn Phòng USIS Group, 269 Đường 30/4, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ
Thời gian: 09:30g - 13:00g, ̀ngày Thứ bảy, 10/12/2016
với chương trình trao đổi các chuyên đề kết hợp với tư vấn riêng nhằm phục vụ cá nhân và các doanh nghiệp tại các tỉnh miền Tây:
- “Phát triển tiềm năng Kinh doanh tại Mỹ” của USIS Consulting (www.usis-consulting.us), chuyên tư vấn xúc tiến xuất khẩu và đầu tư: giới thiệu cơ hội để mở văn phòng chia sẻ tại “Business Center” của USIS Group tại Mỹ với mức giá ưu đãi; tư vấn đầu tư doanh nghiệp Visa L1 để phát triển kinh doanh; cách thức xâm nhập thị trường Mỹ và cơ hội đầu tư ̣́́bất động sản tại Mỹ…
- “Hoàn Thiện Giấc mơ Mỹ” của USIS Education (www.usis-edu.us): giới thiệu dịch vụ du học định hướng “USIS Excellency, dành cho học sinh muốn theo đuổi giấc mơ học tập tại các trường Đại học hàng đầu ở Mỹ như Đại học Harvard, Columbia, Princeton, Cornell, MIT…
USIS chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và tư vấn các dịch vụ đo may phù hợp với nhu cầu riêng của từng khách hàng từ tư vấn định hướng ban đầu, cung cấp thông tin chi tiết đến hỗ trợ tích cực để các bạn có thể an cư, học tập, kinh doanh và đầu tư thành công tại Mỹ.
Vì số lượng chỗ ngồi giới hạn 50 chỗ, các bạn vui lòng đăng ký sớm theo đường link sau:
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sau khi nhận được đăng ký để xác nhận tham gia hội thảo.
Mọi yêu cầu hay thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VP Cần Thơ: 269, đường 30/4, P. Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều
Tel: (84) 710 389 8668
VP TP HCM: Tòa nhà CJ, Lầu 7, P.701, 6 Lê Thánh Tôn Quận 1
Tel: (84) 8 3822 0366
VP Hà Nội: Khách sạn Melia, Lầu 8, P. 804, 44B Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm
Tel: (84) 4 3824 6959
VP Đà Nẵng: 89 Thái Phiên, Quận Hải Châu
Tel: (84) 511 3664 679
VP U.S.: 1122 Bristol, Lầu 2., Costa Mesa, CA 92626
Tel: (1) 855-837-4680
“USIS Group - Góp tay xây dựng một thế hệ trẻ Việt Nam có tài, trí xứng tầm thế giới”