Nghề giáo viên ở Bồ Đào Nha nằm trong những nghề được trả lương cao nhất

Nghề giáo viên tại Bồ Đào Nha thường được trả lương nhiều hơn sinh viên ra trường làm tại các lĩnh vực khác. Điều này hoàn toàn trái ngược tại những nước thành viên  thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), khi mà những giáo viên hàng đầu của Bồ Đào Nha rất xuất sắc trong công việc, theo báo cáo đưa ra.

Theo báo cáo của OECD trong sách "Tầm nhìn giáo dục 2018", chỉ có giáo viên tại Luxembourg được trả lương cao hơn Bồ Đào Nha nếu ta so sánh người lao động có trình độ học vấn tương tự trong nước.

Giáo viên của Hy Lạp đứng hạng 3, Đức và Phần Lan lần lượt đứng hạng 4 và 5.

Theo báo cáo, tại Bồ Đào Nha, giáo viên tiểu học và trung học cơ sở được trả nhiều hơn sinh viên ra trường đến 35%, còn giáo viên mẫu giáo được trả thêm 50%.

Tuy nhiên, báo cáo lại ghi nhận rằng, mọi việc có liên quan một phần đến tuổi tác của giáo viên, với bằng chứng rằng mức lương bổng được tăng lên theo số năm kinh nghiệm và làm việc. Trung bình, đất nước Bồ Đào Nha sở hữu lực lượng giáo viên lâu năm nhất trong khối OECD, và từ năm 2005-2016, tại trường học, số lượng giáo viên trên 50 tuổi tăng 16%, trong khi những nước còn lại trong khối chỉ tăng 3%.

Vào năm 2016, chỉ có 1% giáo viên tiểu học và trung học cơ sở  có độ tuổi dưới 30, trong khi ở khối OECD, tỷ lệ này lại là 11%.

Mức lương bổng cho phần lớn giáo viên lâu năm tại Bồ Đào Nha cao gấp đôi những người mới vào nghề, trong khi đó ở khối OECD, mức lương trung bình tăng theo độ tuổi của học sinh.

Mức lương trung bình của những giáo viên hàng đầu, từ mẫu giáo cho đến trung học cơ sở, lại cao gấp đôi những lao động khác có cùng trình độ học vấn.

Các giáo viên Bồ Đào Nha cũng được mô tả trong báo cáo là có khá nhiều đặc quyền, với thời gian biểu được coi trọng hơn so với những nhà giáo ở các nước khác, vốn có ít thời gian giảng dạy kiến thức và phải dành nhiều thời gia chuẩn bị bài vở và chấm điểm.

Tại các trường trung học cơ sở, giáo viên phải dạy 616 tiếng một năm, so với mức trung bình của OECD là 701 tiếng, và họ phải dành ra 920 tiếng ở trường, so với số giờ trung bình của OECD là 1.178 tiếng một năm.

Tuy nhiên, phải nhắc lại rằng độ tuổi là một yếu tố phức tạp, bởi vì lượng công việc và đòi hỏi lên giáo viên biến đổi theo sự nghiệp của họ. Tại Bồ Đào Nha, giáo viên lâu năm được rút ngắn số lượng công việc sau khi giảng dạy được một thời gian nhất định.

Thủ tướng Bồ Đào Nha phản hồi lại bài nghiên cứu rằng, những người lao động dân sự, bao gồm giáo viên, nên được trả lương nhiều hơn.

Cũng trong cùng báo cáo dài 462 trang này, Bồ Đào Nha được phát hiện là một nước thuộc khối OECD đứng thứ tư về số lượng người trưởng thành có học vấn thấp nhất.

Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha sở hữu thứ hạng kém hơn, theo OECD.

Trong khi đó, ở Bồ Đào Nha, cứ khoảng 1 trên 7 người trưởng thành thuộc dạng người "NEET" - không có học vấn, công ăn việc làm hay trình độ - khiến cho nước này xếp hạng 10 trong thước đo này. Năm ngoái, 15,2% những người có độ tuổi 18-24 được xác định là NEET.

Cứ 3 trên 10 người có độ tuổi 25-43 chưa hoàn thành trung học cơ sở, dựa theo dữ liệu từ báo cáo quốc tế năm 2016, khiến cho Bồ Đào Nha nằm cuối bảng của khối OECD.

Trong khi tỷ lệ bỏ học ở trung học cơ sở vượt qua ngưỡng trung bình của OECD là 15% và 14% tại Liên minh châu Âu nói chung, Bồ Đào Nha lại là nước cải thiện vấn đề này nhiều nhất. Gần đây vào năm 2011, phần lớn số người vừa bước vào tuổi trưởng thành (56%) chưa hề hoàn tất trung học cơ sở, nói lên một điều rằng chỉ trong 5 năm, tỷ lệ bỏ học đã giảm đi 26%.

Theo báo cáo, 38% nam giới độ tuổi từ 25-34 chưa hoàn tất trung học cơ sở, so với tỷ lệ 23% ở phụ nữ. Khoảng cách "15%" này ở Bồ Đào Nha là cao nhất trong khối OECD, so với khoảng cách trung bình ở các nước thành viên là chỉ 3%.

Tại Bồ Đào Nha, ở nhiều cấp độ học vấn khác nhau tồn tại nhiều khoảng cách, thế nhưng, về trung bình thì nam giới được trả nhiều hơn.

"Phụ nữ được trả lương ít, bất kể trình độ học vấn có thế nào đi nữa. Sự khác biệt này ở Bồ Đào Nha lớn hơn nhiều so với mức trung bình trong khối OECD", báo cáo ghi nhận.

Nhìn chung tại Bồ Đào Nha, cứ 1 trên 4 người trưởng thành không hoàn thành chương trình trung học cơ sở - gấp đôi mức trung bình của khối OECD. Đối với thanh thiếu niên, tình hình có vẻ khả quan hơn và đã cải thiện nhiều trong những năm gần đây. Ví dụ, trong năm 2007, hơn một nửa học sinh không hề tốt nghiệp trung học phổ thông, thì vào năm ngoái, 2017, 70% học sinh đã tốt nghiệp trung học.

Báo cáo này liên kết giữa việc học hành dang dở hoặc thấp kém với sự bất bình đẳng về lương bổng.

Theo báo cáo, Bồ Đào Nha có tỷ lệ người trưởng thành chưa hoàn thành trung học cơ sở cao nhất nhì trong toàn khối OECD và sự bất bình đẳng lương bổng thì vượt mức trung bình.

Theo phân tích, một khía cạnh khác của vấn đề là mối quan hệ giữa tình hình kinh tế-xã hội của các gia đình và những cơ hội học vấn nâng cao. Về việc giáo dục cho công dân, báo cáo nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc nuôi dạy trẻ em hoặc việc được tiếp cận đến những nhà giáo uy tín từ còn rất nhỏ. Ở Bồ Đào Nha người ta cho rằng, trẻ em đến từ những gia đình khấm khá sẽ thành đạt hơn.

Trong một thước đo về sự khác biệt giữa các trẻ học mẫu giáo được nuôi bởi người mẹ có học vấn cao và người mẹ chưa hề học hết cấp học cơ bản, khoảng cách giữa hai đối tượng là 17 điểm, một con số đáng kinh ngạc so với mức trung bình của khối OECD là 10 điểm.

Tin tức Châu Âu

Đăng ký tư vấn

Anh/Chị có bất kỳ thắc mắc về chương trình đầu tư định cư các nước, vui lòng đăng ký vào form bên dưới hoặc liên hệ với công ty USIS, chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận và giải đáp tất cả các câu hỏi của Anh/Chị.

Xin vui lòng liên hệ [email protected] hoặc điện thoại:

Việt Nam: 0909 337 657

Vui lòng để lại thông tin của bạn dưới đây