Mặc dù mức trần khí nhà kính của Bồ Đào Nha trong năm 2020 nằm trong tầm kiểm soát, song vẫn cần nhiều nỗ lực đầu tư cho mục tiêu phi carbon hoá cho năm 2050, theo EU.
PORTO, Bồ Đào Nha – Mức phong năng của Bồ Đào Nha được kỳ vọng sẽ tăng trưởng đến khoản 7GW vào năm 2030, đủ để sản xuất đến 40% điện năng cho đất nước, theo giám đốc báo chí và liên lạc của WindEurope.
“Hiện tại, Bồ Đào Nha có công suất điện năng đến 5,4GW”, ông Andrew Canning phát biểu với New Europe vào ngày 13-3. “Phần lớn mới chỉ là phong năng trên đất liền, nhưng vẫn đủ để sản xuất 24% điện năng cho nhu cầu tiêu thụ của Bồ Đào Nha, nhiều thứ 3 châu Âu sau Đan Mạch và Ireland. Vào năm 2030, chúng tôi kỳ vọng con số này sẽ tăng lên khoảng 7GW, đủ để sản xuất 40% điện năng cho nhu cầu của cả nước”, ông nói thêm.
Kế hoạch năng lượng và khí hậu quốc gia đầy tham vọng của Bồ Đào Nha dự báo về việc năng lượng tái tạo sẽ đóng góp vào sản xuất điện năng tiêu thụ từ 31% trong năm 2020 lên đến 47% trong năm 2030.
Năm ngoái, dự luật mới ban hành của chính phủ được cho là sẽ cho phép những nhà hoạt động dự án tại Bồ Đào Nha bổ sung thêm trụ phong năng vào 20% mạng lưới điện tại những trại phong năng mà không cần xin cấp phép. Hành động này nhằm đẩy mạnh công suất phong năng trong khi bảo hộ người tiêu dùng qua việc thiết lập một mức thuế 15 năm có giá trị EUR45/MWh lên lượng điện mới.
Canning nhắc lại rằng Bồ Đào Nha sắp thực hiện một dự án phong năng ngoài khơi, có tầm cỡ lớn thứ 2 thế giới. “Điều này đáng quan tâm đối với Bồ Đào Nha, vốn sở hữu những vùng nước sâu và rộng, và có sức gió mạnh. Trụ điện nổi trên mặt nước khá lý tưởng bởi vì bạn có thể di chuyển các trụ phong năng ra xa hơn ngoài biển để đến những khu vực có sức gió lớn và không bị giới hạn bởi độ sâu nước biển”.
Windplus – một công ty con của EDP Renewables, Repsol và Principle Power – đang phát triển một cơ sở phong năng có công suất 25MW cách bờ biển Viana do Castelo của Bồ Đào Nah 20km. Dự án “WindFloat” sẽ toạ lạc tại vùng nước sâu 85-100m.
Một trong những lợi thế chính của phong năng ngoài khơi đó là các trụ điện sẽ được bố trí tại những vùng nước có sức gió cao hơn trung bình mà không bị giới hạn về độ sâu. Gần như 80% nguồn lực phong năng của châu Âu nằm tại những vùng nước sâu 60m hoặc hơn nữa. Bên cạnh đó, phần lớn công việc xây dựng, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng có thể diễn ra tại hải cảng, giảm thiểu chi phí so với khi thực hiện ngay giữa biển.
Phong năng ngoài khơi mang đến tiềm năng lớn lao cho tăng trưởng năng lực tại châu Âu. Với công suất 4.000GW, phong năng ngoài khơi có nhiều tiềm lực hơn cả Mỹ và Nhật cộng lại.
Khi được hỏi về liệu Bồ Đào Nha có dự định gặp gỡ với Liên đoàn Năng lượng của EU và đạt được mục tiêu khí hậu hay không, phát ngôn viên của EU nói với New Europe vào ngày 14-3 rằng dựa theo số liệu đánh giá gần đây nhất về hoạt động của Bồ Đào Nha trong việc giảm thải khí nhà kính (vốn có trong báo cáo định kỳ châu Âu ngày 27-2), mức trần khí thải năm 2020 còn nằm trong giới hạn, nhưng vẫn cần thêm nỗ lực đầu tư cho mục tiê phi carbon hoá năm 2050.
“Bồ Đào Nha theo đuổi một mục tiêu về khí nhà kính năm 2020 nhằm giảm mức thải xuống còn 1% so với năm 2005. Nước này cũng từng đạt được nhiều hơn cả mục tiêu khí nhà kính năm 2016 (vốn diễn ra hằng năm), theo đánh giá của EU.
Dựa trên dữ liệu hiện có, tổng mức khí nhà kính đã được giảm đến 17,4% từ năm 2005 – 2017. Tuy nhiên, theo dữ liệu, lượng khí thải nhà kính năm 2017 đã tăng 7,1% so với 2016, gây ra bởi thảm hoạ cháy rừng và đại hạn hán. Một báo cáo cho thấy rằng phân khúc chịu trách nhiệm cho mức khí thải cao là phân khúc năng lượng (chiếm 26%), theo sau đó là vận tải (24%), công nghiệp (20%) và nông nghiệp (10%)”.
Trong một thông tin liên quan, công ty tiện ích Bồ Đào Nha, EDP, phát biểu vào 12-3 rằng họ có kế hoạch bán đi một lượng tài sản trị giá 2 tỷ euro nằm tại Bồ Đào Nhà và Tây Ban Nha, và kêu gọi gây quỹ đến 4 tỷ euro trong một chương trình chuyển giao tài sản đến năm 2022 để đầu tư cho việc mở rộng phát triển năng lượng tái tạo. Một điều chú ý là EDP – Energias de Portugal, là công ty lớn nhất Bồ Đào Nha tính theo giá trị tài sản và là mục tiêu của một thương vụ mua lại trị giá 9 tỷ euro của công ty Trung Quốc, Tam Điệp. Các hoạt động của EDP 90% là về sản xuất điện và phân phối toàn quốc.