Sự bùng nổ về năng lượng tái tạo sẽ kết thúc nếu như không có một chính sách toàn quốc khuyến khích đầu tư vào công nghệ năng lượng sạch, theo cảnh báo từ chuyên gia.
Năng lượng gió, khí hydro và mặt trời chiếm 22,3% điện năng tiêu thụ trong tháng, đạt ngưỡng 39,2% tính tại thời điểm 12g giờ trưa của ngày 30-6.
Năng lượng sạch sẽ cung cấp 35% tổng điện năng cho nhu cầu cả nước Úc trong vòng 2 năm, theo các chuyên gia nhận định, vì các dữ liệu mới thể hiện rằng năng lượng mặt trời đang biến đổi thị trường năng lượng quốc gia.
Một báo cáo từ Green Energy Markets phát hiện rằng các hệ thống quang năng lắp đặt trên mái nhà và các trại quang năng quy mô lớn liên tục sản xuất điện vượt mức 30% tính tại thời điểm 12g trưa hằng ngày trong suốt tháng Sáu – một trong những tháng ít nắng nhất.
Năng lượng gió, khí hydro và mặt trời chiếm 22,3% điện năng tiêu thụ trong tháng, đạt ngưỡng 39,2% tính tại thời điểm 12g trưa của ngày 30-6.
Tristan Edis, giám đốc kiêm nhà phân tích của Green Energy Markets phát biểu rằng mức tăng trưởng năng lượng sạch sẽ còn tiếp tục trong thời gian ngắn vì còn nhiều dự án vẫn đang được khởi công và chưa đưa vào vận hành. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng đợt bùng nổ này có thể sẽ kết thúc nếu như không có chính sách nào khuyến khích đầu tư.
Ông cũng mong rằng năng lượng sạch sẽ cung cấp đến 35% điện năng vào 2021.
“Những gì chúng ta đang thấy trước mắt chỉ là một phần nhỏ của một điều lớn lao sắp tới, bởi vì chúng ta vẫn còn một số lượng đáng kể các trại quang năng sắp đi vào vận hành. Chúng ta sẽ thu được 50% điện năng từ năng lượng tái tạo - mặt trời, gió và khí hydro - trên toàn thị trường điện năng quốc gia trong 12 tháng tới. Tuy vậy, vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn khi xây dựng hạ tầng mới”.
Một báo cáo từ Cơ quan năng lượng sạch tuần trước phát hiện rằng có nhiều dự án đặt ra mục tiêu năng lượng 2020, khoảng 23% điện năng. Trong khi phần lớn đầu tư gần đây được thúc đẩy bởi các gói ưu đãi gắn với mục tiêu, những nhà máy năng lượng sạch quy mô lớn gần đây được đầu tư bởi các doanh nghiệp có nhu cầu về điện gió và mặt trời khi giá điện bán sỉ đang cao.
Thế nhưng, Edis nói rằng tình trạng này sẽ kết thúc vì lượng điện dư thừa từ các tấm pin mặt trời vào ban ngày sẽ giúp giảm mạnh giá điện bán sỉ khi mà các khoản đầu tư vào máy phát điện quy mô lớn không thật sự thu hút xét về mặt tài chính. Khi không có chính sách liên bang để thúc đẩy phát triển lưới điện, ông nói rằng đầu tư sẽ có thể chậm lại cho đến khi thị trường biến đổi tích cực, chẳng hạn như một nhà máy nhiệt điện đóng cửa, giảm đi nguồn cung.
Ông nói thêm rằng mức giá điện bán sỉ chao đảo, có khi giảm xuống còn $0, sẽ khiến cho các nhà máy nhiệt điện gặp nhiều khó khăn do không thể cạnh tranh, nhất là đối với những nhà máy không có tính năng ngưng vận hành. Những nhà máy có tính năng trên sẽ được sử dụng giống như các nhà máy khí gas, vốn chỉ bán điện khi cần đến.
“Chúng ta đã thấy ý tưởng này điên rồ đến cỡ nào đến nổi chúng ta phải xây thêm nhà máy nhiệt điện mới để vận hành theo yêu cầu. Nếu chúng ta làm thế thì có nghĩa rằng nhà máy nhiệt điện phải bị đóng cửa chỉ vì không cạnh tranh được với phong năng và quang năng”, theo Edis.
Khí nhà kính thải từ sản xuất điện năng được kỳ vọng sẽ giảm trong một thời gian ngắn, nhưng ở một tốc độ thấp hơn yêu cầu từ Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu. Trong khi dữ liệu liên bang tháng trước cho thấy lượng khí thải đã giảm, lượng khí thải chung cả nước vẫn tiếp tục tăng do ô nhiễm từ ngành công nghiệp khai mỏ, chủ yếu là từ sản xuất khí thiên nhiên để xuất khẩu và vận chuyển.
Vậy có cách gì hiệu quả?
Tại một hội nghị năng lượng sạch diễn ra tại Sydney vào Thứ Ba, giám đốc điều hành Hội đồng Năng lượng Xanh Kane Thornton nói rằng 2 năm qua đã đạt được nhiều kỷ lục, với nhiều dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn có tổng giá trị hơn 24 tỷ dollar cùng với pin mặt trời được lắp đặt cho hơn 2 triệu căn nhà và xây dựng thành công trạm năng lượng lớn nhất thế giới tại miền Nam nước Úc.
Thế nhưng ông lại phát biểu rằng trong một khảo sát với 75 giám đốc điều hành, mức độ tin cậy đối với ngành đã giảm kể từ tháng 12 do chinh sách bất ổn, mạng lưới quá tải và tiến độ thì bị áp lực dẫn đến thay đổi quy định và thị trường vốn chỉ được thiết kế cho thế kỷ trước. Khảo sát phát hiện rằng những ông lớn trong ngành tin rằng thách thức duy nhất và lớn nhất mà ngành năng lượng đang đối mặt là phải phát triển thêm các trại năng lượng và nhà máy mới để kết nối vào mạng lưới điện. Ngoài ra, còn có thách thức lớn thứ hai là vắng bóng các chính sách về năng lượng và khí hậu.
“Kinh tế đạt được từ năng lượng sạch liên tục được cải thiện và chúng ta không còn cần trợ cấp chính phủ nữa. Tuy vậy, thị trường bán sỉ vẫn còn nhiều vướng mắc”, Thornton nói.
Ông nói rằng việc hợp tác năng lượng giữa Khối Thịnh vượng Chung và Chính phủ hầu như không có, đặc biệt là các bộ trưởng liên bang và bộ trưởng năng lượng đã không tổ chức họp hơn 8 tháng rồi và cũng chưa lên kế hoạch cho buổi họp nào khác.
Thornton nói rằng một chính sách năng lượng hợp lý có thể đẩy mạnh đầu tư, giảm giá năng lượng và tạo cơ hội việc làm tại khu vực đồng quê. Ngành năng lượng không bận tâm cho dù chính sách này là sự đảm bảo không sử dụng năng lượng quốc gia, một nhiệm vụ năng lượng tái tạo, mục tiêu năng lượng sạch đề xuất bởi nhà khoa học hàng đầu Alan Finkel.“Bất cứ cái nào cũng có thể được việc hết”, ông nói.
Bang New South Wales cảnh báo sẽ đơn phương thực hiện
Matt Kean, bộ trưởng năng lượng và môi trường của bang New South Wales, liên tục cảnh báo rằng chính quyền bà Berejiklian sẽ tự thành lập chính sách khí hậu và năng lượng riêng nếu như chính quyền liên bang không hành động.
"Chính quyền bang New South Wales vẫn ủng hộ cam kết năng lượng quốc gia và sẽ tiếp tục hỗ trợ một bộ máy nhà nước có khả năng kết hợp chính sách khí hậu và năng lượng", ông nói với hội nghị. "Như tôi đã nói trước kia, nếu Khối Thịnh vượng Chung không tham gia, New South Wales sẽ tự xử lý lấy".
Kean nói thêm rằng New South Wales muốn được biết đến như là một chủ thể đầu tiên có quyền tài phán về phát triển năng lượng trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)”.
Thornton nói rằng ngành năng lượng vẫn trên đà phát triển đến 50% năng lượng sạch trước 2030, và một hệ thống năng lượng tái tạo hoàn chỉnh là chắc chắn xảy ra và sẽ đạt được trước 2050. Theo ông, giai đoạn tiếp theo sẽ là loại bỏ khí nhà kính từ những phân khúc khác chẳng hạn như vận tải và xây dựng thêm một ngành công nghiệp xuất khẩu năng lượng tái tạo, bán khí hydro và năng lượng sạch thông qua đường ống dưới biển.
“Bây giờ là lúc chúng ta nên thảo luận về việc khi nào Úc nên hướng đến mục tiêu sản xuất 200% năng lượng tái tạo”, ông nói thêm.