Khi chính phủ Pháp thiết lập một chính sách cho phép nhân viên ngắt kết nối với email công việc trong khi họ không ở trong văn phòng có hiệu lực vào đầu năm 2017, khiến nhiều công nhân Mỹ có thể đã nhìn qua bên kia đại dương với sự ghen tị.
Luật pháp mới của Pháp không đưa ra bất kỳ quy tắc cứng rắn, bất di bất dịch nào, thay vào đó, nó được thiết kế để giúp nhân viên hạn chế thời gian làm việc có thể lấn qua thời gian nghỉ ngơi. Đây chỉ là một ví dụ của nhiều luật định và các quy tắc lao động - từ các quy định kiểm soát giờ làm việc thực tế đến các chính sách về nghỉ phép có hưởng lương cho nhân viên nam khi có con mới sinh-tất cả đều có xu hướng giúp người lao động châu Âu cân bằng hơn trong cuộc sống và công việc so với người lao động ở Hoa Kỳ.
Ví dụ, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), vào năm 2015, người Pháp đã làm việc trung bình 1.482 giờ một năm trong khi các công nhân Mỹ làm việc khoảng 1.790 giờ. Trong khi đó, nhân công Mỹ chỉ nhận được khoảng 15 ngày nghỉ mỗi năm và cũng có thời gian nghỉ ít hơn so với các lao động ở châu Âu, những người có được khoảng 30 ngày nghỉ, theo khảo sát năm 2015 từ Expedia. Hơn nữa, trong khi nhân viên Mỹ chỉ sử dụng khoảng 73% thời gian nghỉ phép được phân bổ, thì công nhân Đức và Pháp hầu như đều sử dụng gần hết thời gian nghỉ phép mà họ được hưởng.
Tuy nhiên, bằng cách nào người lao động ở hai khu vực này có sự trải nghiệm khác biệt nhiều như vậy?
Một số người cho rằng văn hoá châu Âu nhìn chung có khuynh hướng tiến tới nhịp sống nhẹ nhàng, thoải mái hơn văn hoá Mỹ. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến phong cách văn hoá thoải mái tại nơi làm việc ở Pháp không chỉ là một vài khái niệm mơ hồ rằng thư giãn là việc tốt. Như TIME đã báo cáo trước đây, người Mỹ thường tin rằng thời gian họ dành cho công việc tại văn phòng sẽ giảm theo thời gian:
Sản lượng của mỗi lao động tại nhà máy đã tăng hơn 40% từ năm 1919 đến năm 1925, và thậm chí Đại Suy thoái sẽ chỉ là một bước đột phá trong xu hướng mở rộng. Thị trường lao động mang tính kiểm soát lương bổng trong Thế chiến thứ hai bắt buộc các nhà tuyển dụng phải cung cấp những lợi ích tốt hơn để tuyển dụng được nhân công. Vào năm 1961, một bài viết của FORTUNE mang tiêu đề "The Expanding Vacation" (Kỳ nghỉ mở rộng) như là một lời cảnh báo trước; tác phẩm này gợi ý rằng lao động có tổ chức đã trở nên hài lòng hơn với các mức lương thay vì các nhà lãnh đạo công đoàn phải tìm cách để người lao động hưởng mức lương đó. United Auto Workers thậm chí đã thành lập một chương trình theo đó sẽ thuê các chuyến bay đến châu Âu, Hawaii và Mexico để tuyển dụng công nhân. Một đạo luật năm 1968 đã chuyển một số ngày nghỉ cố định của liên bang qua ngày thứ Hai, tạo ra kỳ nghỉ cuối tuần tân tiến có đến ba ngày.
Nhưng vào những năm 1970, sự cắt giảm chiều dài trung bình của tuần làm việc ở Mỹ đã phản tác dụng và đảo ngược tình thế. Sự gia tăng chủ nghĩa tiêu thụ xảy ra đồng thời với sự suy giảm tăng trưởng kinh tế trong thập kỷ này buộc người Mỹ phải làm việc nhiều giờ hơn chỉ để duy trì mức sống bình thường, nhà xã hội học Juliet Schor đã đưa ra kết luận trong cuốn sách The Overworked American năm 1992 của bà. Chúng tôi đã tình nguyện làm kiệt quệ bản thân mình.
Trong khi đó, cho đến những năm 1970, lao động Pháp làm việc nhiều giờ hơn người lao động Mỹ.
Bruce Sacerdote, giáo sư kinh tế thuộc trường Đại học Dartmouth, người đã nghiên cứu các xu hướng nơi làm việc ở Hoa Kỳ và các nước châu Âu, cho biết sự đảo ngược có thể bắt nguồn từ các thỏa ước lao động tập thể. Khi thất nghiệp tăng lên ở Pháp vào những năm 1970, các công đoàn của Pháp phản ứng lại những rắc rối về kinh tế theo cách rất khác với thái độ phản ứng đối với sự tăng trưởng chậm lại ở Mỹ: họ ủng hộ chính sách chia sẻ công việc, trong đó giờ làm việc của từng cá nhân sẽ giảm để đáp ứng với số lượng người không có việc làm ngày càng tăng. Sử dụng các cụm từ như “work less, work all” (làm ít, làm hết), họ lập luận rằng xã hội sẽ có lợi nếu cùng một lượng công việc có thể được thực hiện bởi lượng người lao động lớn hơn, mỗi người sẽ làm ít việc hơn.
Những chính sách hấp dẫn này làm cho các công đoàn trở nên mạnh mẽ hơn và đại diện cho nhiều công nhân hơn. Cuối cùng, họ đã đảm bảo thời gian nghỉ phép quý giá - khi mà thời kỳ suy thoái kinh tế đã trôi qua, trở thành điều thực tại ở Pháp. Một khi người lao động được nghỉ phép vài tuần, ví dụ, trong tháng Tám, họ có thể dễ dàng hiểu được rằng họ không muốn từ bỏ thời gian nghỉ phép đáng giá đó.
Tình huống đó cũng dẫn đến những gì Sacerdote gọi là “lợi ích phối hợp”. Ví dụ, Pháp có 25 ngày nghỉ lễ bắt buộc bởi liên bang, trong đó hầu hết nhân viên trong nước được phép nghỉ cùng lúc. Bằng cách đó, năng suất không bị ảnh hưởng theo cùng cách mà nó sẽ xảy ra nếu mọi người bố trí xen kẽ những ngày nghỉ của họ.
Sacerdote cho biết: “Điều này dẫn đến một cảm giác chung rằng đây là một điều tốt, và họ muốn được nghỉ cùng một lúc,” Sacerdote nói khi so sánh kế hoạch đó với kỳ nghỉ không chính thức có xu hướng xảy ra giữa kỳ nghỉ Giáng sinh và ngày đầu năm mới tại Mỹ.
Và các chuyên gia nói rằng sự phối hợp không phải là lợi ích duy nhất từ phương pháp của Pháp. Mặc dù Hoa Kỳ có năng suất cao hơn Pháp về sản lượng trên mỗi lao động và thu nhập bình quân đầu người, chính sách của Pháp không làm cho đất nước này trở nên lười biếng. Thay vào đó, bố trí thời gian nghỉ tự do và hoàn toàn ngắt kết nối với công việc trong thời gian đó - có xu hướng làm cho mọi người đạt năng suất hơn trong những giờ họ thực sự làm việc, Sacerdote nói.
Sacerdote nói: “Hầu như năng suất có thể đạt cao hơn, nhưng trong một khoảng thời gian nhất định”. “Nó đặt ra một kỳ vọng; mọi người sẽ cảm thấy như họ phải kiểm tra email thường xuyên.”