Cuộc phiêu lưu toàn cầu của xứ sở này trong thế kỷ 16 đã giúp kết nối các châu lục và các nền văn hoá ở mức độ chưa từng thấy, và một buổi triển lãm lịch sử sẽ làm rõ điều này.
Toàn cầu hoá bắt đầu sớm hơn thế kỷ 16, diễn ra tại Bồ Đào Nha. Ít nhất mọi người hay kết luận như thế sau khi viếng thăm một buổi triển lãm hoành tráng, mất hơn 4 năm để chuẩn bị, tại Phòng Trưng bày Arthur M. Sackler của viện Smithsonian tại Washington, D.C. Buổi triển lãm này, cũng ấn tượng không kém đất nước mà nó thể hiện, đã cùng hội tụ những tuyệt tác nghệ thuật và ý tưởng mới mẻ hầu như từ mọi miền thế giới.
Bồ Đào Nha chính là nước khởi xướng một sự kiện được biết đến là Kỷ nguyên Khám phá, vào giữa những năm 1400. Một quốc gia viễn Tây châu Âu, Bồ Đào Nha là nước đầu tiên đã thăm dò đáng kể vùng Đại Tây Dương, chinh phục quần đảo Azore và những đảo lân cận khác, rồi sau đó hùng dũng tiến vào bờ Tây châu Phi. Vào năm 1488, nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Bartolomeu Dias là người đầu tiên đi vòng quanh mũi cực Nam châu Phi, và vào năm 1498, đồng nghiệp của ông Vasco da Gama lặp lại cuộc hành trình, đi xa đến tận Ấn Độ. Người Bồ Đào Nha đã thiết lập nên nhiều hải cảng xa xôi, ở phía Tây như Brazil, ở phía Đông như Nhật Bản, và dọc theo bờ biển châu Phi, Ấn Độ và Trung Hoa.
“Đây quả là một trải nghiệm văn hoá tuyệt vời”, theo quản lý Jay Levenson đến từ Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại, người hướng dẫn khách của buổi triển lãm. “Mọi nền văn hoá vốn bị ngăn cách bởi những vùng biển rộng lớn đột nhiên có thể học hỏi lẫn nhau”.
Buổi triển lãm, mang tên “Vòng quanh Trái Đất: Bồ Đào Nha và Thế giới trong thế kỷ 16 & 17”, là buổi triển lãm lớn nhất từ trước đến nay của Phòng trưng bày Arthur M. Sackler, có hơn 250 hiện vật từ hơn 100 nhà sưu tầm bày khắp bảo tàng và sang cả Bảo tàng Quốc gia về Mỹ thuật châu Phi bên cạnh. Trong một căn phòng đầy ắp bản đồ, tấm bản đồ thế giới đầu tiên (từ đầu những năm 1490) có nhiều sai sót (chẳng hạn như một dải đất “tưởng tượng từ Nam châu Phi bắc sang châu Á), nhưng những nỗ lực không ngừng của các nhà hàng hải Bồ Đào Nha đã cho ra một bản đồ hoàn chỉnh như ngày nay.
Một căn phòng khác chủ yếu dành cho một loại hiện vật vốn được đặt trong các Kunstkammer, hay còn gọi là “phòng của hiếm”, vốn được giới quý tộc châu Âu triển lãm những vật được chế tác từ những nguyên liệu hiếm có khó tìm, chẳng hạn như cốc nước vỏ đà điểu, đĩa mai rùa, quan tài làm từ “siêu ngọc trai”, vv. Mỗi hiện vật, cho dù là vòng cổ châu Phi bằng đồng được mang đến châu Âu hoặc một bức hoạ xứ Flemish vẽ hạm đội Bồ Đào Nha đều thể hiện sức ảnh hưởng toàn cầu của nước này.
Sẽ cực kỳ sai lầm khi nghĩ rằng tham vọng toàn cầu của Bồ Đào Nha là hoàn toàn bác ái, hoặc về xây dựng kinh tế, theo nhà sử học UCLA Sanjay Subrahmanyam. “Động lực của người Bồ không chỉ đơn giản là thám hiểm và giao thương. Đây cũng là về hải chiến, thứ mà họ vốn rất mạnh về, để có thể đánh thuế và khuynh đảo thương mại của nước khác, và để xây dựng một thực thể chính trị tại một đất nước khác, cho dù đó là một đế chế hay không đi chăng nữa”. Dĩ nhiên, danh mục triển lãm gợi đến những hành động sai trái và thậm chí là tội ác nhân danh đế chế Bồ Đào Nha: những con thuyền đầy người Hồi giáo bị phóng hoả bởi nhà thám hiểm Vasco da Gama tàn nhẫn hay những nô lệ châu Phi được nhập khẩu để lao động cho nền kinh tế Brazil.
Khi những nền văn hoá khác nhau tiếp xúc lần đầu tiên, sẽ thường xuyên xảy ra những hiểu lầm hay định kiến, kể cả thái độ thù địch, do đó Bồ Đào Nha cũng không là ngoại lệ. Người Nhật gọi những người Bồ đặt chân lên đất của họ là “những tên mọi rợ phương Nam” (do là họ chủ yếu cập bến ở phía Nam). Một trong số những hiện vật gây chú ý nhất là những tấm huy chương bằng đồng thau khắc hoạ Đức Mẹ Mary và Chúa Jesus. Không lâu sau khi những nhà truyền giáo Bồ Đào Nha đã cải đạo nhiều người Nhật sang đạo Chúa, những nhà lãnh đạo quân phiệt của Nhật Bản bắt đầu hành quyết những người cải đạo, buộc họ dẫm lên những fumi-e (những bức tranh vẽ Chúa và Đức Mẹ) để chứng minh rằng họ đã từ bỏ tôn giáo của những “kẻ mọi rợ”.
Với những mối xung đột văn hoá như thế được khắc họa qua những tuyệt phẩm, buổi triển lãm “Vòng quanh Trái Đất” đã trở thành chủ đề tranh luận của giới phê bình. Thời Báo New York gọi đó là một “tour de force” (tuyệt tác nghệ thuật), và tờ Washington Post cảm thấy cuộc triển lãm thật “thú vị” trong việc miêu tả “sự ra đời đầy căng thẳng, chông gai và đôi khi khốc liệt của thế giới hiện đại”. Buổi triển lãm đóng cửa vào ngày 16/9, và mở cửa lại vào ngày 27/10 tại bảo tàng Musée des Beaux Arts tại thủ đô Brussels, Bỉ - hành dinh của Liên minh châu Âu, sau đó buổi triển lãm sẽ có mặt tại Bồ Đào Nha.
Tổng thống Bồ Đào Nha, Aníbal Cavaco Silva, đã công bố danh mục triển lãm, “Con đường mà người Bồ Đào Nha đã gây dựng nên để kết nối các châu lục và đại dương là nền tảng của thế giới ngày nay chúng ta đang sống”.