Dự án du lịch sinh thái BARK (Biopark Barquinha), một khu bảo tồn dành cho những loài động vật bị đe doạ nghiêm trọng, dự định sẽ mở cửa vào năm 2021 và có mức đầu tư là 70 triệu euro.
BARK nằm tại huyện Vila Nova da Barquinha, Bồ Đào Nha, được xây dựng nhằm mục tiêu bảo tồn và nhân giống những loài động vật bị đe doạ nghiêm trọng.
Nơi này được kỳ vọng sẽ tại ra 150 cơ hội việc làm và thu hút đến 450.000 du khách trong năm đầu hoạt động.
“Chúng tôi muốn tạo nên một trải nghiệm phiêu lưu cho bất cứ du khách nào” theo nhà đầu tư João Paulo Rodrigues.
Dự án ban đầu được cho là sẽ là nhà của đến 260 loài động vật đa dạng trong giai đoạn đầu, một nửa trong số đó là động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Những con thú sẽ sống trên một mảnh đất rộng 43 héc-ta được chia làm bốn khu vực sinh thái, đại diện cho 4 khu vực khác nhau trên địa cầu – quần đảo Indonesia, khu vực Pantanal, công viên quốc gia Peneda-Gerês và vùng thảo nguyên Phi châu.
“Đây sẽ là công viên sinh thái đầu tiên cả nước, thứ 2 châu Âu là thứ 5 thế giới sẽ khai trương vào ban đếm”, theo João Paulo Rodrigues.
Cải thiện an sinh cho động vật
Ông cũng nhấn mạnh rằng mục tiêu là nhằm “nâng cao sức khoẻ và an sinh cho động vật, nhưng cũng nâng cao trải nghiệm đối với những ai viếng thăm BARK, lời kêu gọi về sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật.
BARK sẽ sở hữu một số cơ sở hạ tầng hỗ trợ, một khách sạn 4 sao có 130 phòng, một nhà hàng và một trung tâm sư phạm.
Phát biểu với thông tấn xã Bồ Đào Nha, Lusa, vị chủ tích của huyện Vila Nova da Barquinha Fernando Freire, nói rằng BARK sẽ mang đến một lượng du khách dồi dào cho khu vực.
“Tôi chắc chắn rằng việc thực hiện dự án sẽ mang tính quyết định cho phát triển khu vực và đất nước, thu hút nhiều đối tượng, thu về lợi nhuận kinh tế cũng như tạo nhiều cơ hội việc làm”, ông nói thêm.
Trong khi đó, công viên lâu đời nhất Paris, Jardin d’Acclimatation, đã phát triển công nghệ thực tế ảo để giáo dục về động vật hoang dã nhằm giúp trẻ em hiểu biết hơn về công cuộc bảo tồn.
“Wild Immersion” sẽ giúp kết nối trẻ em với thế giới động vật hơn trong môi trường tự nhiên thông qua công nghệ thực tế ảo và AV mà không cần phải xả ra một chút khí thải nào.