Angela Merkel không muốn châu Âu chỉ dừng lại với những thành tựu trong quá khứ như thời Phục hưng. Nhưng chúng ta có thể cùng ngẫm lại. Theo bạn thì đâu là thành tựu, phong trào, sự đổi mới hay sáng chế tuyệt nhất?
Theo bạn thì đâu là thành tựu, phong trào, đổi mới hay sáng chế tuyệt nhất ở châu Âu? Photo: ALAMY
Thời Phục Hưng
Một phong trào văn hóa đã lan rộng khắp châu Âu từ cuối thế kỷ 14 đến thế kỷ 17.
Phong trào được cho là đã du nhập vào Florence, Italy trước khi trải rộng khắp châu Âu.
Giai đoạn Phục Hưng đã bắt đầu "sự tái sinh" (theo bản dịch sát nghĩa thời Phục Hưng từ tiếng Pháp sang tiếng Anh) của đời sống văn hóa và trí tuệ ở châu Âu.
Ảnh hưởng của phong trào này được thể hiện trong văn học, triết học, nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc, chính trị, khoa học và tôn giáo. Một số 'thành tựu' nổi tiếng nhất thời Phục hưng là Leonardo da Vinci với họa phẩm Mona Lisa, Michaelangelo với tuyệt tác Nhà nguyện Sistine và Nhà thờ St Peter, Galileo với Thuyết Nhật Tâm, Dante với trường ca 'Thần Khúc' và 'cha đẻ ngôn ngữ Ý', Martin Luther với cuộc cải chánh Giáo Hội.
Ô tô
Ô tô và phát minh ô tô thường gây tranh cãi và nhầm lẫn với các mốc thời gian khác trong sự phát triển ngành công nghiệp ô tô.
Năm 1886 là năm chính thức công nhận sự ra đời chiếc ô tô hiện đại nhờ nhà phát minh người Đức Karl Benz khi ông được cấp bằng sáng chế Đức cho chiếc ô tô đầu tiên của mình.
Sau đó, ông tiếp tục cho ra đời hãng Mercedes-Benz vào năm 1926 với khẩu hiệu tiếng Đức là 'Das Beste oder Nichts' hoặc tiếng Anh là 'The best or nothing' (Tốt nhất hoặc không là gì cả.) Mặc dù cả hai huyền thoại từ Mỹ là George B. Selden và Henry Ford đều hoạt động trong ngành phát triển ô tô nhưng không ai trong số họ được cấp bằng sáng chế trước Karl Benz, Selden được cấp bằng sáng chế vào năm 1895 và Ford được cấp bằng vào năm 1942.
Dân Chủ
Dân Chủ bắt nguồn từ Athens vào kỷ thứ 6 Trước Công Nguyên.
Dân chủ được thừa nhận rộng rãi như là chế độ công bằng và cởi mở nhất mà chính phủ và tổ chức quyền lực có thể áp dụng.
Ở thời cổ đại, dân chủ được coi là một hệ thống chính trị mà mọi người đều có một phần quyền lực chính trị chính thức.
Ở thời hiện đại hơn, khái niệm dân chủ đã được đơn giản hóa là quyền bỏ phiếu và bầu cử đại diện của một nhóm người. Dân chủ không còn được thể hiện trong chính phủ mà nó còn gắn liền trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, chẳng hạn như học sinh bầu chọn Chủ tịch Hội Học sinh.
Đầu máy xe lửa
Đầu máy xe lửa và đường sắt được tiên phong ở Anh.
Đầu máy hơi nước đầu tiên được ra đời vào năm 1804 bởi nhà phát minh Cornish Richard Trevithick, chuyến đi đầu tiên của chiếc đầu máy vô danh này đã đi dọc theo đường xe điện bằng sắt ở Penydarren thuộc xứ Wales. Đầu máy chỉ thực hiện được ba chuyến đi trước khi bị ngưng sử dụng.
Matthew Murray đã phát minh ra đầu máy hơi nước đầu tiên thành công về mặt thương mại là "Salamanca" với thiết kế đặc biệt dành cho Đường sắt Middleton khá hẹp vào năm 1812. "Puffing Billy" có lẽ là đầu máy nổi tiếng nhất và được ra đời sau đầu máy Salamanca một năm bởi Christopher Blackett và William Hedley. Đầu máy ‘Puffing Billy’ được trưng bày tại Bảo tàng Khoa học London. Tuyến đường sắt là rất cần thiết cho cuộc cách mạng công nghiệp, giữa năm 1830 và 1860 đường sắt đã tăng từ 98 dặm đến 10.433 dặm.
Trường Đại học
Các trường đại học đã gắn liền với cuộc sống hiện đại, nhưng ai là người đã phát minh ra trường đại học? Trường Đại học Bologna được công nhận rộng rãi là trường đại học đầu tiên.
Trường đại học được Frederik Barbarossa ban quyền vào năm 1158 nhưng có thể trường được ra đời vào năm 1088 và là trường đại học liên tục hoạt động lâu đời nhất thế giới.
Đại học Bologna được biết đến với việc giảng dạy về luật giáo hội và luật dân sự.
Đại học Oxford đã luôn được xem là trường đại học đầu tiên, nhưng xét về lịch sử giảng dạy thì trường chỉ bắt đầu dạy vào năm 1096.
Báo chí
Báo chí thường có thời hạn nếu chúng được in, ghi ngày, xuất bản thường xuyên và liên tục và phải chứa nhiều hơn một mục tin tức duy nhất.
Thuật ngữ này trở nên phổ biến vào thế kỷ 17. Tuy nhiên, Đức đã xuất bản và lưu hành 'báo' từ thế kỷ 16.
Tờ báo đầu tiền được chính thức công nhận là báo "Strasbourg Relation" được phát hành vào năm 1605. Tờ báo đầu tiên được xuất bản ở Anh là tờ "Corante" vào năm 1621.
Việc xuất bản báo chí là nhờ vào một phần không nhỏ của máy in báo do Ông Johannes Gutenberg, một người Đức, phát minh vào năm 1450.
Máy in báo cũng đóng vai trò cốt yếu trong việc truyền bá thời kỳ Phục Hưng khắp châu Âu thông qua việc xuất bản các tác giả có ảnh hưởng như Martin Luther.