Bất chấp cuộc khủng hoảng ở khu vực đồng euro, người ta cũng không nên quên rằng trên lục địa của họ, Châu Âu là một nơi tuyệt vời nhất để sinh sống.
Người Hy Lạp có thể “không đồng ý khi được nói rằng họ may mắn sống ở châu Âu. Nhưng trong năm 2011 ... Hy Lạp vẫn có GDP cao hơn bình quân đầu người so với bất kỳ nước nào ở Nam Mỹ và Châu Phi”. Ảnh: Aristidis Vafeiadakis / Báo chí ZUMA / Corbis
Lắng nghe tất cả những tin tức ảm đạm và chết chóc trong những ngày này, đôi khi tôi bắt đầu cảm thấy hối tiếc cho những người sống ở châu Âu. Sau đó, tôi tự nhủ rằng lý ra mình phải tức giận. Ngay cả với một cuộc khủng hoảng, người châu Âu vẫn tận hưởng được cuộc sống an toàn, lành mạnh và giàu có nhất trên hành tinh này.
Theo chỉ số phát triển con người của Liên Hợp Quốc (HDI) nhằm đo lường tuổi thọ, kỹ năng, trình độ học vấn và mức sống ở một quốc gia, 6 trong 10 nước phát triển nhất trên thế giới là ở châu Âu.
Và khi HDI tính đến sự bất bình đẳng, 9 trong số 10 quốc gia có kết quả thực hiện tốt nhất là Châu Âu, điều đó chứng minh rằng lục địa cũ đã hoạt động hiệu quả nhất trong việc tạo ra những xã hội ít phân tầng lớp nhất.
Tôi nhận ra rằng 24% công dân Hy Lạp thất nghiệp có thể không đồng ý khi được nói rằng họ may mắn sống ở châu Âu. Theo IMF, năm 2011, sau bốn năm suy thoái, Hy Lạp vẫn có GDP bình quân đầu người cao hơn dựa trên sức mua tương đương (PPP) so với bất kỳ nước nào ở Nam Mỹ và Châu Phi cũng như phần lớn các nước châu Á. Không có quốc gia nào trong nhóm Brics (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) - những quốc gia được biết đến nhiều, có GDP bình quân đầu người thậm chí gần bằng với GDP của một “người bệnh” ở châu Âu.
Một số cho thấy Châu Âu không còn khả năng cạnh tranh với các nền kinh tế mới nổi mạnh nhất. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos vào đầu năm nay, Thủ tướng David Cameron đã nghe thấy âm thanh báo động và nói rằng "thiếu khả năng cạnh tranh của Châu Âu chính là “gót chân Achilles” (điểm yếu)".
Nhưng theo một bảng xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, sáu trong số 10 nền kinh tế cạnh tranh nhất trên thế giới là ở châu Âu. Nước có mức cạnh tranh cao nhất trong nhóm Brics là Trung Quốc, đạt mức 29.
Lao động giá rẻ, nhiệt tình không phải là điều duy nhất bạn cần để thu hút các nhà đầu tư. Nó sẽ giúp ích khi bạn có cơ sở hạ tầng chất lượng, một chính quyền minh bạch và hiệu quả, luật pháp và mức độ tham nhũng thấp.
Có thể đó là lý do tại sao bất chấp những thông tin ảm đạm đến từ khu vực đồng euro vào năm ngoái, châu Âu vẫn thu hút được 426 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài, so với 279 tỷ USD kết hợp với nhóm Brics.
Các nước như Trung Quốc và Ấn Độ đang có những tiến bộ đáng hoan nghênh, nhưng hầu hết công dân của họ vẫn sống trong một loại nghèo khổ khó tưởng tượng ở EU. Các nước nhóm Brics hàng thập kỉ nữa mới bắt kịp với châu Âu, nhưng rất ít có khả năng đó. Đây không phải là nguyên nhân để tự mãn nhưng là nguyên nhân đưa đến sự thiếu tự tin.
Ngoài ra, Châu Âu thường được so sánh với Hoa Kỳ và, thu nhập bình quân đầu người cao hơn ở EU, nhưng mức thu nhập của một người bình thường ở Florida không nhất thiết phải tốt hơn ở Florence.
Thu nhập bình quân đầu người không phản ánh sự phân bổ thu nhập. Nếu Warren Buffett đầu tư vào Stamford Bridge giữa trận Chelsea, bằng những tính toán thu nhập trung bình, tất cả mọi người trong sân vận động sẽ là một triệu phú.
Xét về thực tế thì sự phân bố thu nhập ở Mỹ đang nghiên về phía thiểu số nhóm người được ưu tiên, cần phải đặc biệt cẩn thận với số liệu bình quân đầu người trong trường hợp này.
Hoa Kỳ cung cấp nhiều cơ hội hơn cho những người có năng khiếu, kinh doanh và giàu có hơn là châu Âu. Nhưng những ai không thuộc những nhóm này thì tốt hơn không nên ở đây. Một công nhân có thu nhập trung bình tại Hoa Kỳ đã thấy được cách sống của các đồng nghiệp Đức, Hà Lan và Anh, và chất lượng chăm sóc sức khoẻ và giáo dục họ có thể tiếp cận, ông có thể bắt đầu tự hỏi rằng liệu đất nước của ông thực sự là “quốc gia vĩ đại nhất trên trái đất” như các chính trị gia thường hay nói. Và đừng quên rằng nợ quốc gia Mỹ là hơn 100% GDP của nước này so với mức 83% của EU, ngay cả khi so sánh “chế độ phúc lợi” thường bị chế nhạo tại nơi này.
Tất nhiên, có một số lãnh thổ lớn như Canada và Úc cũng đem lại một cuộc sống tốt đẹp, nhưng dân số tương đối nhỏ (ít hơn cả Ba Lan) chỉ khiến họ được họ so sánh với các nước Châu Âu cụ thể nào đó, chứ không phải toàn bộ lục địa.
Mức độ phát triển mà Châu Âu đạt được là một trong những thành tựu lớn nhất của con người. Một trong những lý do chính cho thành công này là lục địa này đã được quản lý một cách rất tốt. Trong mỗi xã hội, chính những người lãnh đạo sẽ tạo nên sắc thái dân tộc và, như một người lớn lên tại Nigeria, tôi đã nhìn thấy cách quản lý nghèo nàn có thể hủy hoại một quốc gia và khiến nó tiếp tục không nhận ra tiềm năng vốn có.
Đó là lý do tại sao tôi đánh giá cao những nhà lãnh đạo châu Âu hơn những người không có kinh nghiệm ở nơi khác. Thực tế thì người châu Âu có thể liên tục phàn nàn về đất nước của họ và luôn có nhu cầu cải tiến chất lượng và phương thức hoạt động của chính phủ, và đó là sự thực hành xuất sắc. Làm khác đi tức là từ chối những khát vọng tiến bộ.
Nhưng người Châu Âu không bao giờ nên quên rằng hầu hết mọi người trên thế giới này sẽ cho đi bất cứ điều gì để bất kỳ ai có thể sống như họ. Vì vậy, những người may mắn được trở thành công dân của vùng đất gần nhất với thiên đường trên trái đất này nên đánh giá cao hơn về những gì họ có và bớt phàn nàn về tương lai của lục địa này.