Joel Mokyr là Giáo sư chuyên ngành kinh tế học và lịch sử tại Đại học Northwestern (Illinois). Năm 2006, ông được trao tặng Giải thưởng Lịch sử Heineken do Học viện Khoa học Hoàng gia Hà Lan trao tặng. Cuốn sách mới nhất của ông là “Culture of Growth: Origins of the Modern Economy (2016)” (Văn hóa tăng trưởng: Khởi nguồn của kinh tế hiện đại (2016)).
Trong thời đại của các cường quốc và những đế chế lớn mạnh, chỉ một khu vực trên thế giới có kinh nghiệm phát triển kinh tế phi thường. Bằng cách nào?
Quảng trường Dam với Tòa thị chính Mới đang xây dựng (1656) bởi Johannes Lingelbach. Ảnh Bảo tàng Amsterdam / Wikipedia
Bằng cách nào và tại sao thế giới hiện đại và sự thịnh vượng chưa từng có của châu lục này bắt đầu? Các sử gia, các nhà kinh tế học, các nhà khoa học chính trị và các học giả khác đã viết vô số sách với những lời giải thích làm thế nào và tại sao quá trình tăng trưởng kinh tế hiện đại hay vì sao Kỷ Đại Thịnh vượng (the Great Enrichment) bùng nổ ở Tây Âu vào thế kỷ 18. Một trong những lời giải thích lâu đời nhất và thuyết phục nhất chính là sự chia rẽ về mặt chính trị trong một thời gian dài của châu Âu. Trong suốt nhiều thế kỷ, không một nhà lãnh đạo nào có thể thống nhất châu Âu theo cách mà người Mông Cổ hay Đại Minh từng thống nhất Trung Quốc.
Cũng cần phải nhấn mạnh rằng thành công của châu Âu không phải là kết quả của bất kỳ sự ưu việt nào vốn có của nền văn hoá này (ít người Kitô giáo hơn). Nó được biết đến như là một tài sản nổi lên từ thời đại của Hy Lạp và La Mã cổ đại, một kết quả phức tạp và không ngờ đến của các tương tác đơn giản trên toàn bộ châu lục. Phép màu kinh tế châu Âu hiện đại là hệ quả ngẫu nhiên, tình cờ của thể chế. Nó không hề được thiết kế hay lên kế hoạch từ trước. Nhưng nó vẫn xảy ra, và một khi đã bắt đầu, nó sẽ tạo ra một động lực phát triển kinh tế mà nhờ đó, tăng trưởng dựa trên tri thức vừa trở nên khả thi, vừa bền vững.
Tại sao lại như vậy? Nói ngắn gọn thì sự chia rẽ chính trị tại châu Âu đã thúc đẩy sự cạnh tranh năng suất. Các nước thống trị tại cựu lục địa phải cạnh tranh nhau để thu hút những trí thức và thợ thủ công xuất sắc nhất. Nhà sử học kinh tế Eric L Jones gọi đây là “Hệ thống Thành bang”. Cái giá của việc nền chính trị châu Âu bị chia nhỏ thành nhiều thành bang cạnh tranh lẫn nhau là không nhỏ: chiến tranh gần như liên miên, cơ chế bảo hộ, nhiều hợp tác thất bại. Dù vậy, nhiều học giả giờ đây tin rằng, trong dài hạn, việc các thành bang cạnh tranh với nhau lợi nhiều hơn là hại. Cụ thể, mô hình đó khuyến khích các sáng tạo khoa học và công nghệ hơn hẳn so với một lục địa thống nhất.
Có ý kiến cho rằng sự chia rẽ chính trị ở Châu Âu, mặc dù tốn kém nhưng mang lại những lợi ích to lớn, mang lại một nền kinh tế chính trị khác biệt. Trong chương cuối của cuốn “Lịch sử trượt dốc và sụp đổ của đế chế La Mã (1789)”, Edward Gibbon từng viết: “Châu Âu hiện bị chia nhỏ thành 12 vương quốc hùng mạnh nhưng không đồng đều”. Ba trong số đó được gọi là “những vương quốc thịnh vượng đáng trân trọng”, số còn lại là những vương quốc nhỏ hơn, nhưng vẫn độc lập. Việc có nhiều quốc gia kìm chân nhau khiến cho người thống trị khó lạm dụng sự chuyên chế độc tài. Họ vừa lo sợ, vừa ngại với các thành bang láng giềng, Gibbon phân tích. Các nền cộng hòa có được trật tự, kỷ cương và sự ổn định. Nền quân chủ thấm nhuần nguyên tắc của tự do, hoặc ít nhất là có sự tiết chế. Theo thời gian, tinh thần danh dự và công lý cũng dần được đưa vào hiến pháp.
Nói cách khác, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, và sự tiên phong của họ đối với các nước còn lại cũng cải thiện một số những điều tồi tệ nhất có khả năng sẽ xảy ra của chủ nghĩa độc tài chính trị. Gibbon nói thêm rằng trong hòa bình, sự tiến bộ của kiến thức và công nghiệp được đẩy nhanh bởi sự cạnh tranh của rất nhiều đối thủ tích cực. Hai học giả khác, David Hume và Immanuel Kant, cũng có cùng suy nghĩ trên. Từ những cải cách trong thế kỷ thứ 18 của Đại Đế Peter của nước Nga đến sự huy động công nghệ kinh hoàng của Hoa Kỳ để đáp trả lại việc Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo vào năm 1957, cạnh tranh giữa các quốc gia là một động lực kinh tế to lớn. Có lẽ quan trọng hơn, “hệ thống thành bang” đã hạn chế khả năng của các nhà chức trách chính trị và tôn giáo trong vấn đề kiểm soát sự đổi mới trí tuệ. Nếu những nhà thống trị bảo thủ cản trở sáng tạo gốc, các công dân thông minh nhất của họ sẽ bỏ sang vương quốc khác sinh sống (và thực tế đã chứng minh điều này).
Bottom of Form
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng sự chia rẽ chính trị là chưa đủ. Tiểu lục địa Ấn Độ và Trung Đông cũng chia rẽ trong gần suốt chiều dài lịch sử, châu Phi thậm chí còn chia rẽ hơn thế, nhưng họ đều không trải qua Kỷ Đại Thịnh Vượng. Rõ ràng còn có các yếu tố “cần và đủ” khác nữa. Quy mô của “thị trường” sẽ quyết định việc các sáng chế công nghệ và khoa học có nhận được đủ sự chú ý mà chúng xứng đáng được nhận hay không. Lấy thí dụ, năm 1769, Matthew Boulton từng viết cho đối tác James Watt (nhà vật lý học sáng chế ra động cơ hơi nước) của mình rằng “Sẽ không đáng để tôi mất thời gian nếu động cơ sản xuất ra chỉ phục vụ được 3 quận. Nhưng nếu như phục vụ cả thế giới thì lại hoàn toàn xứng đáng”.
Những gì đúng với động cơ hơi nước thì cũng đúng đối với những quyển sách và bài luận về thiên văn học, y học và toán học. Để viết một cuốn sách liên quan đến chi phí cố định thì quy mô thị trường là rất quan trọng. Nếu sự chia rẽ chính trị khiến phạm vi phục vụ của sự sáng tạo bị thu nhỏ lại thì động lực sáng tạo và cải cách cũng sẽ không còn nhiều.
Tuy nhiên, tại châu Âu sơ kỳ hiện đại, sự chia rẽ về chính trị và tôn giáo có không phải là một ‘thị trường nhỏ” cho những nhà đổi mới tư duy. Sự chia rẽ này tồn tại đồng thời với sự thống nhất đáng kể về mặt tư tưởng và văn hóa. Châu Âu đã đưa ra một thị trường ít nhiều có sự tích hợp các ý tưởng, mạng lưới trí thức (cả nam giới lẫn nữ giới) có quy mô xuyên lục địa trong đó các ý tưởng sáng tạo được phân bổ và truyền bá. Sự thống nhất văn hoá châu Âu bắt nguồn từ di sản cổ điển của nó, và tiếng Latinh trở thành ngôn ngữ chung được sử dụng rộng rãi của giới trí thức. Mô hình cấu trúc của nhà thờ Thiên chúa giáo Trung cổ cũng trở thành một yếu tố được chia sẽ xuyên lục địa. Thật vậy, từ lâu trước khi thuật ngữ “Châu Âu” được sử dụng rộng rãi, nó được gọi là “Christendom”.
Nếu giới trí thức của có thể di chuyển bên trong châu Âu với sự dễ dàng và tần suất chưa từng có, ý tưởng của họ thậm chí còn “di chuyển” nhanh hơn thế.
Phần lớn ở thời Trung Cổ, cường độ hoạt động trí tuệ (về cả số lượng người tham gia và sự sôi nổi tranh luận) còn khá nhẹ so với những năm sau này, sau năm 1500 phạm vi hoạt động của giới trí thức là xuyên quốc gia. Ở châu Âu thời sơ kỳ hiện đại, ranh giới quốc gia đối với cộng đồng trí thức là rất mong manh và họ có thể di chuyển đi lại ở khắp châu Âu. Mặc dù chậm và khó chịu, nhiều nhà trí thức hàng đầu của châu Âu vẫn di chuyển qua lại giữa các tiểu bang.Hai nhà lãnh đạo nổi bật nhất của chủ nghĩa nhân văn châu Âu trong thế kỷ 16, Juan Luis Vives, sinh ra ở Valencia và Desiderius Erasmus sinh ở Rotterdam, đều đại diện cho các nhà tư tưởng hàng đầu Châu Âu thích lối sống “di động”: Vives học ở Paris, phần lớn cuộc đời của ông sống ở Flanders, nhưng đồng thời cũng là thành viên của trường Đại học Corpus Christi ở Oxford. Có thời gian, ông còn là gia sư cho con gái của vua Henry VIII là Mary. Erasmus di chuyển qua lại giữa Leuven, Anh và Basel. Nhưng ông cũng dành thời gian ở Turin và Venice. Sự di chuyển như vậy giữa các nhà trí thức càng trở nên phổ biến và rõ rật hơn trong thế kỷ 17.
Các học giả có thể di chuyển bên trong châu Âu với sự dễ dàng và tần suất chưa từng có, ý tưởng của họ thậm chí còn “di chuyển” nhanh hơn thế. Thông qua báo in và hệ thống bưu chính có nhiều cải tiến, những công trình kiến thức được lan truyền rất nhanh. Tuy nhiên trong môi trường tương đối đa nguyên của châu Âu sơ kỳ hiện đại, đặc biệt trái ngược với Đông Á, những nỗ lực bảo thủ nhằm trấn áp những ý tưởng mới đã được đưa ra.Trong trường hợp của những “siêu sao” như Galileo hay Spinoza, nếu như quan chức kiểm duyệt địa phương cố gắng ngăn cản nghiên cứu của họ, họ có thể dễ dàng tìm thấy những nhà xuất bản nước ngoài hứng thú với công trình đó.
Lấy thí dụ, những cuốn sách “bị cấm” của Galileo nhanh chóng được tuồn ra khỏi nước Ý và được xuất bạn ở các thành phố theo đạo Tin Lành. Cuốn Discorsi được xuất bản tại Leiden năm 1638, trong khi Dialogo được tái bản ở Strasbourg năm 1635. Nhà xuất bản Jan Riewertz của Spinoza đã đặt “Hamburg” vào trang tiêu đề của Tractatus để đánh lừa kiểm duyệt, mặc dù cuốn sách đó xuất bản ở Amsterdam. Đối với giới trí thức, các tổ chức nhà nước bị chia rẽ và không hiệp đồng của Châu Âu đã đề cao sự tự do trí tuệ mà vốn không thể tồn tại ở Trung Quốc hay đế chế Ottoman.
Sau năm 1500, sự hợp nhất sau chia rẽ chính trị ở châu Âu và các tổ chức đào tạo trên toàn châu Âu đã mang lại những thay đổi trí tuệ sâu sắc trong cách truyền bá những ý tưởng mới. Các cuốn sách được viết ở Châu Âu đã tìm thấy đường tới những nơi khác. Chúng được đọc, trích dẫn, thảo luận và bình luận ở mọi nơi. Khi một phát hiện mới được công bố ở bất cứ đâu trong phạm vi châu Âu, nó sẽ được thử thách, tranh luận, chứng minh bởi cộng đồng học giả trên khắp lục địa. Năm mươi năm sau khi xuất bản cuốn sách của William Harvey về việc lưu thông máu De Motu Cordis (1628), bác sĩ người Anh và nhà trí thức Thomas Browne đã phản ánh về khám phá của Harvey rằng “lúc đầu khi lưu hành sách này, tất cả các trường học ở châu Âu đều trách móc ... và lên án nó bằng một cuộc bỏ phiếu chung... nhưng cuối cùng [quyển sách này] đã được chấp nhận và xác nhận bởi các bác sĩ nổi tiếng”.
Các nhà trí thức hàng đầu trong thời kỳ này phục vụ cho toàn châu Âu chứ không phải là một địa phương, một khán giả và danh tiếng của họ vang khắp lục địa. Họ coi mình là công dân của “Nền cộng hòa thư tín” và theo lời của triết gia Pháp Pierre Bayle (một trong những nhân vật chính của nó), đó là một khối cộng đồng tự do, một đế chế của sự thật. Các ẩn dụ chính trị được áp dụng chủ yếu là sự mơ tưởng và không phải sự tâng bốc, nhưng nó thể hiện các đặc điểm của một cộng đồng đặt ra các quy tắc ứng xử cho thị trường ý tưởng. Đó là một thị trường rất cạnh tranh.
Trên tất cả, giới trí thức của châu Âu tranh luận hầu hết mọi thứ, và nhiều lần chứng tỏ sẵn sàng đánh bại những ai không lên tiếng tranh luận. Họ cùng nhau thành lập một cam kết hợp tác khoa học (khoa học mở). Quay trở lại Gibbon: ông ta quan sát thấy rằng triết gia, không giống như những nhà ái quốc, họ coi Âu Châu là một nước “cộng hòa vĩ đại” duy nhất, trong đó sự cân bằng quyền lực có thể tiếp tục thay đổi và sự thịnh vượng của một số quốc gia có thể được hoan nghênh hoặc gây thất vọng. Nhưng mối quan ngại của một “nước cộng hòa vĩ đại” duy nhất là đảm bảo “sự hạnh phúc, hệ thống nghệ thuật, luật lệ và cách cư xử chung”. Đó là một châu Âu “khác biệt đầy lợi thế” so với tất cả các nền văn minh khác, Gibbon phân tích.
Về khía cạnh này, cộng đồng trí thức châu Âu được tận hưởng cả 2 lợi ích trên: một cộng đồng học thức xuyên quốc gia và một hệ thông cạnh tranh đa quốc gia. Hệ thống này cho ra đời rất nhiều yếu tố văn hóa dẫn đến Kỷ Đại Thịnh Vượng: niềm tin vào quá trình tiến bộ của kinh tế xã hội, sự tôn trọng dành cho những đổi mới khoa học và tri thức, và sự cam kết gắn với Bacon, tức là một tác phẩm của Bacon nói về chương trình nghiên cứu phục vụ cho sự phát triển kinh tế. Các nhà triết học tự nhiên và các nhà toán học của “Cộng hoà Thư tín” của thế kỷ 17 đã thông qua ý tưởng về khoa học thực nghiệm như là một công cụ chính và chấp nhận việc sử dụng toán học ngày càng tinh vi hơn như là một phương pháp hiểu và hệ thống hóa tự nhiên.
Mặc dù vậy, việc coi những tiến bộ kinh tế dựa trên trí thức như là động lực chính đằng sau cuộc Cách mạng Công nghiệp và tăng trưởng kinh tế sớm còn gây tranh cãi, và đúng là như vậy. Những thí dụ về phát minh thuần túy khoa học trong thế kỷ 18 còn khá ít, dù sau năm 1815, số lượng đã tăng nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu ta bác bỏ hoàn toàn sự liên quan của cuộc cách mạng khoa học với tăng trưởng kinh tế hiện đại, chúng ta sẽ bỏ lỡ một sự thật là nếu như không ngày càng hiểu rõ tự nhiên, những tiến bộ trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp của thế kỷ 18 (nhất là ngành dệt) sẽ không thể có được..
Hơn nữa, một số phát minh vẫn cần tài nguyên đầu vào từ những người có học thức ngay cả khi chúng không được xem là khoa học thuần túy. Ví dụ, máy đo biên độ biển, một trong những phát minh quan trọng nhất của thời đại Cách mạng Công nghiệp (mặc dù hiếm khi được đề cập) đã được thực hiện thông qua các công trình của các nhà thiên văn toán học trước đó. Người đầu tiên là nhà thiên văn học và toán học người Hà Lan (nhà khoa học Jemme Reinerszoon), người đã đề xuất những gì mà John Harrison đã thực hiện vào năm 1970.
Thành công của sự tiến bộ khoa học và tăng trưởng kinh tế bền vững không mang tính quyết định hơn sự tiến hóa của những con người thông thái Homo sapiens ưu việt trên hành tinh
Một điều thú vị là những tiến bộ khoa học không chỉ được thúc đẩy bởi sự nổi lên của khoa học mở và của thị trường ý tưởng xuyên quốc gia. Chúng còn được dẫn dắt bởi sự xuất hiện của những công cụ và thiết bị tinh vi hơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu về triết học tự nhiên. Các công cụ quan trọng nhất bao gồm kính hiển vi, kính viễn vọng, nhiệt kế hiện đại và phong vũ biểu. Tất cả đều được phát triển vào nửa đầu thế kỷ 17.
Các công cụ cải tiến trong vật lý, thiên văn học và sinh học đã bác bỏ nhiều quan niệm sai lầm thừa hưởng từ thời Cổ đại. Phát hiện về chân không và khí quyển đã đặt nền móng cho động cơ khí quyển. Đổi lại, động cơ hơi nước cũng tạo cảm hứng để các nhà khoa học nghiên cứu bản chất vật lý của việc biến nhiệt năng thành chuyển động. Hơn một thế kỷ sau cú bơm đầu tiên của động cơ hơi nước Newcomen (động cơ Dudley Castle nổi tiếng năm 1712), môn khoa học nhiệt động học đã ra đời.
Trong thế kỷ 18 ở châu Âu, tương tác giữa những nhà khoa học thuần túy và công trình của những kỹ sư và thợ cơ khí đã trở nên mạnh mẽ hơn. Sự kết hợp giữa kiến thức mang tính lý thuyết và thực hành đã tạo ra một mô hình xúc tác tích cực. Trong một mô hình như vậy, một khi quá trình này khởi động thì nó có thể tự vận động. Theo lớp nghĩa này thì, tăng trưởng dựa trên tri thức là một trong những hiện tượng lịch sử bền bỉ nhất - mặc dù các điều kiện của sự bền bỉ của nó rất phức tạp và đòi hỏi một thị trường cạnh tranh và mở dành cho những ý tưởng.
Tất nhiên, chúng ta phải công nhận với nhau rằng Kỷ Đại Thịnh Vượng của châu Âu (và thế giới) không phải là tuyệt đối. Chỉ cần một vài thay đổi nhỏ trong điều kiện ban đầu, hay thậm chí là vài tai nạn phát sinh dọc hành trình này, có lẽ đã không có Kỷ Đại Thịnh Vượng. Nếu các hoạt động chính trị và quân sự có những bước đi khác nhau ở Châu Âu, những thế lực bảo thủ có thể đã quyết liệt ngăn chặn và có thái độ thù địch hơn đối với cách giải thích mới và tiến bộ hơn của thế giới. Không có điều gì chúng ta có thể xác định trước hoặc không thể thay đổi trong thành công cuối cùng của sự tiến bộ khoa học và tăng trưởng kinh tế bền vững, ví dụ như sự tiến hóa của người Homo sapiens (hay bất kỳ loài nào khác) trên hành tinh này.
Kết quả từ các hoạt động trên thị trường ý tưởng sau năm 1600 là Thời kỳ Khai sáng của Châu Âu, trong đó niềm tin vào tiến bộ khoa học và trí tuệ đã được chuyển thành một chương trình chính trị đầy tham vọng, một chương trình mà mặc dù có nhiều sai sót và thiếu sót, vẫn chi phối các chính thể và các nền kinh tế Châu Âu. Mặc dù đã có những phản ứng dữ dội gần đây, nhưng những động lực về tiến bộ khoa học và công nghệ, một khi đã chuyển động, có thể sẽ không thể cưỡng lại được. Sau khi tất cả, thế giới ngày nay vẫn bao gồm các thực thể cạnh tranh, và dường như không còn gần với sự hợp nhất trong năm 1600. Thị trường cho các ý tưởng đang hoạt động mạnh mẽ hơn bao giờ hết, và những đổi mới đang diễn ra với tốc độ nhanh chưa từng thấy. Những thành quả công nghệ bình thường đã đạt được, những điều tốt nhất vẫn còn đang đến.