Câu hỏi thường gặp

1. Khi nào mới có casenumber? Tại sao phải ghi số casenumber lên các giấy tờ gửi cho NVC? Có thể xem số casenumber để biết ngày chấp thuận hồ sơ?
. Hồ sơ bảo lãnh sau khi được USCIS chấp thuận sẽ chuyển qua NVC. Tại đây, hồ sơ bảo lãnh sẽ được NVC đưa vào hệ thống máy tính của họ và mã hoá bằng một số hồ sơ được gọi là casenumber để tiện việc quản lý theo dõi. Các hồ sơ bảo lãnh cho thân nhân ở Việt Nam sẽ bắt đầu bằng ba ký tự HCM và đi theo là mười chữ số.
. Dựa vào casenumber chúng ta chỉ có thể phỏng đoán gần đúng chứ không thể có chính xác ngày chấp thuận được. Ngày chấp thuận thường sớm hơn ngày NVC nhập hồ sơ bảo lãnh vào máy tính của họ khoảng một tháng.
. Khi hồ sơ được mở, các giấy tờ khi gửi cho NVC nên ghi casenumber ở góc trên bên phải nhằm tránh bị thất lạc.

2. HCMxxxx là gì? Tại sao phải đứng đầu là HCM?

Là case number. Case number bắt đầu bằng HCM nghĩa là đơn xin visa của đương sự sẽ được giải quyết Đại Sứ Quán hoặc Lãnh sự Quán Hoa Kỳ tại VN.

Sau khi I-130 được chấp thuận tại USCIS, I-130 sẽ được chuyển qua NVC. Tại đây hồ sơ sẽ được cấp thêm một mã số mới đó là case number. Tùy theo quốc gia sẽ giải quyết visa của đương đơn (U.S. Embassies and Consulates Processing Immigrant Visas) mà case number sẽ có các ký tự khác nhau, ví dụ tại Vietnam thì case number sẽ bắt đầu bằng HCM; Tại Thailan thì case number sẽ bắt đầu bằng BNK. Tiếp theo là 10 con số. Những con số này chính là ngày tháng năm mà hồ sơ được nhập vào hệ thống computer của NVC để cấp case number.

3. Lý lịch tư pháp có thời hạn bao lâu kể từ ngày ký? Cần mấy bản chính? Quy định tuổi phải làm lý lịch tư pháp?

Theo yêu cầu từ NVC, người được bảo lãnh tròn 16 tuổi trở lên phải làm lý lịch tư pháp. Lý lịch tư pháp được làm tại sở tư pháp của tỉnh/thành phố nơi đương đơn sống. Tùy theo quy định của mỗi sở tư pháp tại địa phương khác nhau, đương đơn sẽ được cấp từ một cho đến ba bản lý lịch tư pháp và chỉ cần nộp một bản cho NVC. Cũng theo quy định của NVC, lý lịch tư pháp do chính quyền Việt Nam cấp có giá trị một năm kể từ ngày cấp. Trong trường hợp do hồ sơ bị chậm trễ khiến lý lịch tư pháp bị hết hạn, đương đơn cần làm lại lý lịch tư pháp để mang theo trong ngày phỏng vấn.

4. Đúng năm hồ sơ tôi được mở thì con tôi 21 tuổi, cháu có được cho đi không? Những thông tin này tìm ở đâu?
. Để trả lời chính xác câu hỏi này, cần phải có thêm thông tin của đương đơn như sau:

1. Ngày ưu tiên.
2. Ngày chấp thuận hồ sơ.
3. Ngày sinh của con đương đơn.
4. Ngày ước đoán hồ sơ được đáo hạn.
. Không thể sử dụng thời điểm mở hồ sơ làm căn cứ tính tuổi CSPA cho con đương đơn được vì nó không phải là ngày đáo hạn hồ sơ.

5. Sau khi hồ sơ gửi đi làm thế nào tôi biết họ đã nhận được?

Để nhận biết NVC đã nhận được hồ sơ gửi đi chưa, đương đơn có thể làm như sau:

 

. Gọi điện thoại vào tổng đài tự động hoặc điện thoại viên của NVC để hỏi về tình trạng hồ sơ.
. Gửi email cho NVC để hỏi về tình trạng hồ sơ.

Cả hai cách trên, nếu NVC đã nhận được hồ sơ đương đơn và đã xem xét thì NVC sẽ thông báo kết quả luôn.

Ngoài ra khi đương đơn khi gửi hồ sơ từ Việt Nam, nếu sử dụng dịch vụ phát chuyển nhanh của các công ty UPs hoặc FEDEX thì yêu cầu họ cung cấp tracking number trên invoice. Sau vài ngày, đương đơn có thể gọi lại văn phòng các công ty dịch vu phát chuyển nhanh này và cung cấp cho họ số tracking number để biết NVC đã nhận được hồ sơ chưa.

6. Nếu người bảo trợ tài chánh không ở chung nhà với người bảo lãnh thì phải làm mẫu I-864. Trong trường hợp này, khi nào thì vợ hay chồng cũa người bảo trợ tài chính phải làm thêm mẫu I-864A?

Trường hợp này, người vợ/chồng của người đồng bảo trợ chỉ làm I864A khi người đồng bảo trợ không đủ thu nhập để bảo trợ và người đồng bảo trợ đã cộng gộp thu nhập của cả hai người lại bằng cách ghi tên và thu nhập chồng/vợ của người đồng bảo trợ vào Part 6, câu 24, line B trong mẫu đơn I864.

7. Trường hợp trẻ dưới 18 tuổi, ngoài Giấy Chấp Thuận cho trẻ được đi định cư cùng mẹ (cha ở lại) người mẹ có cần thêm quyết định của Tòa Án là được quyền nuôi con không?

. NVC chỉ yêu cầu thủ tục duy nhất là giấy chấp thuận của vợ/chồng cũ của đương đơn cho người con dưới 18 tuổi được xuất cảnh sang Mỹ cùng đương đơn.
.Về mặt pháp lý, khi vợ/chồng cũ của đương đơn ký giấy chấp thuận cho người con dưới 18 tuổi được đi cùng đương đơn thì đồng nghĩa với việc họ đã từ bỏ nghĩa vụ nuôi con rồi.

8. Sau khi phỏng vấn thường bị giấy xanh trong trường hợp nào? (Thiếu bằng chứng, Timeline, thiếu Income, ghi sai biểu mẫu I-864/ I-864A, sức khoẻ...)

Các đương đơn khi phỏng vấn bị giấy xanh do không hội đủ điều kiện cấp visa khi phỏng vấn có thể quy kết trong những lý do sau đây:
. Không đáp ứng đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định của điều 221(g) trong bộ luật di trú của liên bang. Các loại giấy tờ này được ghi rõ trong câu hỏi 38, phần mở hồ sơ và phần nhận thư phỏng vấn.
. Các bằng chứng quan hệ giữa người bảo lãnh và đương đơn chính cũng như đương đơn chính và các đương đơn phụ đi theo không có sức thuyết phục buộc nhân viên phỏng vấn ở Lãnh sự quán phải trì hoãn việc cấp visa để xem xét đánh giá thêm.
. Việc lùi ngày đáo hạn trên thông báo visa của NVC khiến hồ sơ đương đơn phải chờ đến khi hồ sơ được đáo hạn trở lại mới được cấp visa.
Khi hồ sơ được đáo hạn trở lại, nếu thời gian chờ quá lâu, đương đơn sẽ được Lãnh sự quán đổi giấy xanh khác với yêu cầu bổ túc hồ sức khỏe mới, lý lịch tư pháp mới và có thể là giấy thuế mới của người bảo trợ và đồng bảo trợ (nếu có).

Cũng xin nói thêm, theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ, trong số các đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ trên khắp thế giới thì lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM được xếp thứ năm về mức độ bận rộn trong việc giải quyết visa.
Theo Nguoi Viet Online

 

 

Tin di trú Mỹ

Đăng ký tư vấn

Anh/Chị có bất kỳ thắc mắc về chương trình đầu tư định cư các nước, vui lòng đăng ký vào form bên dưới hoặc liên hệ với công ty USIS, chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận và giải đáp tất cả các câu hỏi của Anh/Chị.

Xin vui lòng liên hệ [email protected] hoặc điện thoại:

Việt Nam: 0909 337 657

Vui lòng để lại thông tin của bạn dưới đây