Bồ Đào Nha vừa trở thành quốc gia tiếp theo thành lập một cơ quan vũ trụ quốc gia.
Các quan chức Bồ Đào Nha ký kết điều lệ thiết lập cơ quan vụ trũ quốc gia, Portugal Space, tại một buổi lễ tổ chức trên đảo São Miguel vào ngày 18 tháng 3, năm 2019.
Nước này đã chính thức khởi động tiến trình này vào ngày 18-3 khi Hội đồng Bộ trưởng ký kết một văn bản điều lệ tại một buổi lễ long trọng tại thành phố Ponta Delgada, Bồ Đào Nha – thủ phủ của quần đảo Azores, nơi sẽ đặt văn phòng của cơ quan vũ trụ.
Toạ lạc tại vùng biển Đại Tây Dương và phía Tây Bồ Đào Nha, quần đảo Azores sẽ sớm là nơi đặt cảng vũ trụ đầu tiên của Bồ Đào Nha và các cơ sở hạ tầng mới hỗ trợ cho việc theo dõi và thăm dò từ vệ tinh. Cơ quan đầu não của Cơ quan Vũ trụ Quốc gia đang được thi công tại đảo Santa Maria thuộc quần đảo Azores. Mang tên gọi “Portugal Space”, cơ quan mới này đặt mục tiêu phóng những vệ tinh cỡ nhỏ vào năm 2021.
Một bức ảnh chụp từ Trạm Không gia Quốc tế với toàn cảnh Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha về đêm, và một quầng ánh sáng cực quang ở phía trên
“Quần đảo Azores có vị thế địa lý chiến lược và phù hợp để xây dựng và vận hành cơ sở hạ tầng không gian cho việc phóng vệ tinh”, theo Manuel Heitor, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Giáo dục Nâng cao Bồ Đào Nha, viết trong một bản báo cáo chiến lược với tựa đề “Portugal Space 2030”, chỉ ra những ưu tiên hàng đầu của cơ quan này trong suốt thập kỷ đầu tiên.
Đảo Santa Maria “nằm gần kề với lục địa châu Âu cũng như với châu Mỹ, với một vùng đại dương rộng lớn có phạm vi hơn 1.500km [khoảng 932 dặm], mang trong mình nhiều lợi thế có một không hai cho việc thúc đẩy và phát triển một “Kỷ nguyên Không gian Mới”, đặc biệt nhất là sự phát triển cơ sở hạ tầng giám sát vệ tinh (ví dụ, ăng-ten….) và chủ yếu là việc thiết lập các dịch vụ phóng vệ tinh mới”, Heitor viết.
Hòn đảo Santa Maria cũng là một trong những nơi đặt trạm theo dõi của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). Có tên gọi “Montes das Flores” (Đồi Hoa), trạm theo dõi này sở hữu một kính viễn vọng đường kính 5,5m (18 feet) có thể theo dõi tên lửa phóng từ trạm vũ trụ của châu Âu tại Kourou, Guyana thuộc Pháp, và truyền đi tín hiệu từ xa giữa các tàu vũ trụ và đội kiểm soát trên mặt đất. Đây là một trong 10 trạm theo dõi của mạng lưới “Estrack” - Hệ thống Theo dõi Không gian châu Âu.
Trạm theo dõi của Cơ quan Vũ trụ châu Âu trên đảo Santa Maria với ăng-tên đường kính 5,5m (18 feet) là một phần của Mạng lưới Theo dõi Không gian châu Âu, hoặc còn gọi“Estrack”.
Cho đến hiện tại, Bồ Đào Nha có thể chưa có một cơ quan vũ trụ quốc gia, nhưng Tổ chức Khoa học và Công nghệ Bồ Đào Nha (FCT) – một cơ quan chính phủ chuyên tài trợ nghiên cứu khoa học – đã lập được một Chương trình Không gian kể từ năm 2009. Bồ Đào Nha cũng là một thành viên của ESA kể từ năm 2000, và với sự thành lập Portugal Space, FCT sẽ tiếp tục vừa hợp tác với ESA và vừa hợp tác với Cơ quan Cải tiến Quốc gia Bồ Đào Nha và nhiều tổ chức khoa học khác trên thế giới. Báo cáo của Portugal Space 2030 nhấn mạnh rằng hợp tác quốc tế với phân khúc thương mại sẽ là chìa khoá cho cơ quan dẫn đến thành công.
Bên cạnh các kế hoạch cho trạm không gian mới, Portugal Space sẽ chế tạo thêm một tên lửa tiết kiệm nhiên liệu có thể được phóng từ cơ sở mới. Cơ quan cũng đang cân nhắc cho phép các công ty tư nhân như Virgin Galactic và Sierra Nevada sử dụng cảng vũ trụ cho mục đích du lịch không gian. Mặc dù có đến hơn 70 quốc gia đã có được một cơ quan vũ trụ cho riêng mình, chỉ có 14 nước trong số đó có khả năng để chế tạo và phóng tên lửa.
Portugal có thể là cơ quan vũ trụ non trẻ nhất, nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy. Thổ Nhĩ Kỳ và Úc vừa thành lập cơ quan vũ trụ của riêng họ trong năm 2018, còn New Zealand có từ năm 2016. Những quốc gia khác trên thế giới đang thiết lập nền tảng phát triển cho co quan vũ trụ của riêng họ, chẳng hạn như Philippines và Sri Lanka. Bạn có thể tìm hiểu thêm về Portugal Space tại www.ptspace.pt