Trong khi phần lớn tín đồ Công giáo trên toàn cầu đã chuyển sang châu Mỹ Latinh, châu Phi và châu Á, Giáo hội Công giáo La Mã vẫn còn gắn kết sâu rộng tại châu Âu.
Giáo hội có trụ sở chính tại Toà thánh Vatican tại thành phố Rome (bản thân Vatican cũng là một nhà nước châu Âu) và số đông những hồng y (42%) có xuất thân từ châu Âu. Hơn nữa, tín đồ Công giáo có số lượng lớn nhất trong số những quốc gia đông dân nhất châu Âu, bao gồm Pháp, Đức, Ý, Ba Lan và Tây Ban, dựa theo một phân tích gần đây từ những khảo sát của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew tại 34 quốc gia châu Âu.
Sau đây là 5 sự thật thú vị về người Công giáo tại châu Âu:
- Châu Âu vốn từng là quê hương của phần lớn tín đồ Công giáo trên khắp thế giới, thế nhưng, nơi này không còn giữ được vị thế đó nữa. Vào năm 1910, 65% người Công giáo sống trên khắp châu Âu. Nhưng một thế kỷ sau, vào năm 2010, số lượng tín đồ giảm xuống còn 24%. Châu Mỹ Latinh hiện tại sỡ hữu lượng tín đồ Công giáo (39%) nhiều hơn châu Âu hay những vùng khác, theo sau đó là vùng Hạ Sahara châu Phi (16%) và châu Á – Thái Bình Dương (12%).
- Những quốc gia châu Âu với số lượng tín đồ Công giáo đông đảo nhất thường là những nước Nam và Trung Âu. Ví dụ, ít nhất ¾ người trưởng thành tại Ba Lan (87%), Ý (78%) và Bồ Đào Nha (77%) tự công nhận là tín đồ Công giáo, cũng như phần lớn người dân tại Tây Ban Nha (60%) và Hungary (56%). Thế nhưng vẫn có ngoại lệ: Ireland có 72% dân số là tín đồ Công giáo, còn Lithuania là 75%. Ngoài ra, cũng có một lượng lớn người Công giáo nằm rải rác tại những khu vực khác, bao gồm Vương quốc Anh và Hà Lan (mỗi nước có tỉ lệ 19%), cũng như Ukraine (10%). Phần lớn giáo dân Ukraine theo Giáo hội Công giáo Hy Lạp, một Giáo hội phương Đông trung thành với một số truyền thống Thiên chúa Chính thống giáo nhưng vẫn giao thiệp toàn diện với Toà thánh Vatican.
- Tín đồ Công giáo tại khu vực Trung và Đông Âu thường sùng đạo hơn những nước Tây Âu. Các tín đồ tại Trung và Đông Âu có thường tự tin nói rằng họ thường đi lễ nhà thờ hằng tháng (trung bình 44% so với 33%), cầu nguyện hằng ngày (36% so với 13%), công nhận rằng tôn giáo là một phần rất quan trọng trong cuộc sống (31% so với 13%), và tin vào Chúa Trời (91% so với 80%). Phần lớn tín đồ Công giáo Ukraine (56%) nói rằng họ cầu nguyện ít nhất một lần mỗi ngày, trong khi đó, cứ khoảng 1 trên 10 người Pháp (9%) làm điều tương tự. Sự chia rẽ về Công giáo giữa 2 phía Đông – Tây phản ánh một thực trạng: Nhìn chung, xuyên khắp châu lục, người dân tại Trung và Đông Âu, bất kể là họ có theo ai đi nữa, thường sùng đạo hơn người dân tại Tây Âu.
- Người Công giáo tại Trung và Đông Âu thường bảo thủ hơn người Tây Âu. Tại mọi quốc gia Tây Âu có đủ tín đồ Công giáo để tham gia khảo sát, phần lớn người tham gia ủng hộ hôn nhân đồng tính nam, với tỷ lệ ủng hộ đầy áp đảo tại Hà Lan (92%) và Bỉ (83%). Ngược lại, phần lớn giáo dân tại Trung và Đông Âu phản đối hôn nhân đồng giới nam, trong đó cứ 9 trong 10 người tại Ukraine và Bosnia phản đối. Người Công giáo tại Trung và Đông Âu thường có xu hướng ủng hộ phá thai hợp pháp hơn là hôn nhân đồng tính, thế nhưng tỷ lệ ủng hộ nạo phá thai vẫn khá thấp tại Tây Âu (trung bình 47% so với 71%).
- Người Công giáo tại Tây Âu bao dung với người Hồi giáo hơn những quốc gia châu Âu khác. Ít nhất một nửa tín đồ Công giáo tại phần lớn những nước Tây Âu nói rằng họ sẽ sẵn sàng chấp nhận người Hồi giáo làm thành viên gia đình. Ví dụ, 69% người Công giáo Tây Ban Nha và 57% tín đồ tại Thuỵ Sĩ cho rằng họ sẽ chấp nhận một thành viên gia đình theo đạo Hồi. Ngược lại, có khá ít người Công giáo dọc khắp Trung và Đông Âu nói rằng họ sẽ chấp nhận người trong gia đình theo đạo Hồi, trong đó Hungary có 21% tín đồ ủng hộ và Latvia có 15%. Sau cùng, sự khác biệt về thái độ đối với người Hồi giáo phản ánh sự chia rẽ Đông - Tây sâu sắc tại châu Âu.