Ở một góc đâu đó ở Châu Âu vẫn còn tồn tại một quốc gia nơi mà chủ quyền vẫn còn là tranh cãi gay gắt suốt một thập kỉ - và hôm nay (ngày 17/2) là ngày huy hoàng nhất trong chuỗi ngày đáng nhớ tại đất nước này. Nhưng bạn biết gì về Kosovo, quốc gia bí ẩn và tranh cãi nhất trên bán đảo Balkan? 13 mẫu tin sau đây sẽ làm sáng tỏ các tò mò của bạn...
1. Là một quốc gia nhưng cũng không hẳn là một quốc gia thật sự
Quá trình tách khỏi ngắn gọn này là quá trình không đi vào lịch sử nhuộm máu của Nam Tư trong những năm 90, và Chiến tranh Kosovo 1998-1999 bắt đầu bằng việc Kosovo tuyên bố độc lập vào ngày hôm nay của 10 năm về trước, ngày 17 tháng 2 , 2008.
Cụ thể hơn, Kosovo tuyên bố độc lập khỏi Serbia -quốc gia láng giềng và cũng là kẻ thù quân sự gần đây uy hiếp trực tiếp về phía bắc. Serbia đã và đang không công nhận tuyên bố chủ quyền và cũng đã nhiều lần phủ nhận sự tồn tại chính thức của nhà nước Kosovo. Vào tháng 7/2012, khi nhà ngoại giao người Serbia chuẩn bị nhậm chức Chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, ngài Vuk Jeremić tuyên bố rằng bất kỳ nỗ lực nào ủng hộ Kosovo là thành viên của Liên Hợp Quốc trong nhiệm kỳ của ông sẽ là "hành động khiêu khích vô nghĩa". "Miễn Serbia là chủ tịch Hội đồng Liên Hợp Quốc, và điều này sẽ diễn ra vào năm sau” ông tiếp tục, "và việc này chỉ có thể xảy ra trừ phi mọi người bước qua xác tôi."
Tuy nhiên, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới đã công nhận Kosovo là một quốc gia độc lập (vào tháng 7/ 2008 và tháng 6/2009), 111 trên 193 thành viên Liên Hợp Quốc (tức 57,5%) công nhận Kosovo là một quốc gia. Mới đây vào thứ Tư, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel nói rằng Serbia phải chấp nhận nền độc lập của Kosovo nếu họ muốn gia nhập Liên minh châu Âu.
2. Anh Quốc nhanh chóng công nhận độc lập nhà nước Kosovo
Có 8 quốc gia công nhận nền độc lập của Kosovo ngay lập tức (hoặc ít nhất sau ngày tuyên bố, 18/2/2008). Anh là một trong số các quốc gia đó (cùng với Afghanistan, Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Costa Rica, Albania, Pháp và Senegal).
Cương vị này không lung lay. Văn phòng Đối ngoại và Thịnh vượng chung (FCO) cảnh báo du khách tham quan tránh xa khu vực phía bắc Kosovo vì giáp biên giới Serbian nhưng một số khác lại nói rằng nên thoải mái về các chuyến tham quan.
Xin nói thêm "Du khách có thể đi từ Serbia đến Kosovo, và ngược lại,", nhưng "có thể bạn sẽ gặp một số vấn đề khi đến Serbia từ Kosovo nếu hộ chiếu cho thấy bạn đến Kosovo trực tiếp từ bất cứ nơi nào khác ngoài Serbia. Nếu căng thẳng tăng lên ở phía bắc, tốt hơn hết du khách tránh đường biên giới qua Cổng 1 và 31 (Leposavic và Zubin Potok). "
3. Luôn có các chuyến bay từ các sân bay ở Anh
Hãy ghi nhớ lời khuyên này nếu bạn có dự định đến Kosovo để tham quan trọn tour du lịch tại bán đảo Balkan. Bạn có thể bắt chuyến bay trực tiếp xuất phát từ Anh. Đường bay thẳng duy nhất từ Anh đến sân bay Adem Jashari ở thủ đô Pristina được điều hành bởi các chuyên gia từ hãng hàng không Đông Âu Wizz Air (0330 977 0444; wizzair.com). Chuyến bay xuất xuất phát từ sân bay trung tâm Luton 3 lần mỗi tuần. Bạn cũng có thể bắt chuyến bay của hãng hàng không easyJet (0330 365 5000; easyjet.com) nhưng phải quá cảnh tại sân bay quốc tế Berlin Schoenefeld (Đức), sân bay Basel hoặc Geneva ( Thụy Sĩ).
Hãng hàng không Wizz sẽ đồng hành cùng bạn
4. Kosovo gần như là trung tâm của khu vực
Thậm chí chỉ cần một cái nhìn sơ trên bản đồ bán đảo Balkan cũng đủ để chỉ ra lí do vì sao tình trạng của Kosovo là mối quan tâm đối với nhiều quốc gia. Mặc dù chỉ là quốc gia nhỏ bé - đại khái có cùng diện tích quốc đảo Jamaica với 4.212 dặm vuông (khoảng hơn 6.700 km2) - nhưng Kosovo lại là mảnh ghép trung tâm trong khu vực. Các nước láng giềng của Kosovo là Albania (phía tây), Macedonia (phía nam) và Montenegro về phía tây bắc - cùng với Serbia hăm dọa phía trên. Về mặt địa lý, khoảng cách giữa Pristina gần thủ đô Skopje của Macedonia (85 km) hơn so với thủ đô Belgrade của Serbia (400 km).
5. Là suối nguồn tươi trẻ
Mặc dù là thủ đô của Kosovo nhưng Pristina không phải là một thành phố lớn khi chỉ có 200.000 người sinh sống. Thủ đô Pristina nổi tiếng có số lượng người dân nói tiếng Albania lớn thứ 2 thế giới, sau thủ đô Tirana của nước Albania (và vượt cả thành phố lớn thứ 2 của đất nước này là Durrës). Theo nghiên cứu nhân khẩu học, thanh thiếu niên chiếm tỉ lệ chủ yếu với độ tuổi trung bình là 25. Chính vì điều này mà nơi đây có nghi thức korza - thói quen dạo từ quán cà phê này đến quán cà phê khác, từ quán bar đến quán bar khác, mà không có kế hoạch, mục đích hoặc hướng đi.
Xét về tổng thể cả đất nước thì độ tuổi trung bình cao hơn 27.8 tuổi nhưng vẫn thấp hơn mọi quốc gia Châu Âu khác. Đây là quốc gia trẻ nhất Châu Âu về nhiều mặt.
6. Có một gương mặt nổi tiếng đến từ Pristina
Cô ấy không phải 25 tuổi ( cổ đã bước sang tuổi 27 vào năm ngoái) và không còn sinh sống tại đây nữa, nhưng ngôi sao nhạc pop Rita Ora (huấn luyện viên chương trình The Voice danh tiếng) được sinh ra tại thành phố Pristina vào ngày 26/11/1990. Sau một năm, cô cùng gia đình bắt đầu di chuyển và sinh sống tại London.
Rita Ora sống năm đầu tiên của đời mình tại Pristina
7. Tượng Nữ thần trên Ngai Vàng (Goddess on the Throne ) rất nhiều tuổi
Còn có 1 cư dân ở Pristina cũng cao tuổi hơn tất cả mọi người nơi đây, đó là "quý cô" hiện sống trong Bảo tàng Kosovo ( một biệt thự thanh lịch được xây năm 1989 và được quân đội Nam Tư sử dụng đến năm 1975). Nữ thần trên ngai vàng - hay tên tiếng Albania là Hyjnesha ne Fron - là một bức tượng đất nung được tìm thấy tại một xưởng kéo sợi gần thành phố vào năm 1956. Nghiên cứu khảo cổ học cho biết bức tượng đã lên đến 6.000 năm tuổi. Bảo tàng Kosovo (xem thêm chi tiết ở đây) cũng là nơi trưng bày các đồ tạo tác từ thời kỳ Illyrian, La Mã và Ottoman.
Bức tượng 6000 tuổi
8. Một trong những địa danh của thành phố có nét rất đặc trưng
Lang thang trên đại lộ chính ở Pristina là đại lộ Luan Haradinaj, sau đó dừng bước tại Pallati i Rinise dhe Sporteve (Cung Thanh niên và Thể thao) rộng lớn và bạn đã đến một trong những địa điểm nổi tiếng và hoài niệm nhất tại thủ đô. The Newborn Monument theo đúng nghĩa đen - bảy chữ cái đánh vần in hoa cao 3 mét (tiếng Anh), được dựng vào ngày 17/2/2008. Sau đó, hàng chữ được trang trí lại vào cùng ngày mỗi năm. Vào năm 2013, hàng chữ được trang trí bằng hình vẽ quốc kỳ của các quốc gia đã công nhận Kosovo là một quốc gia có chủ quyền.
Thủ đô Pristina. ẢNH: GETTY
9. Sử dung đồng nội tệ phổ biến
Mặc dù Kosovo không phải là thành viên trong Liên minh Châu Âu nhưng đơn vị tiền tệ chính thức tại quốc gia này là đồng Euro. Đặc biệt hơn, Kosovo bắt đầu sử dụng đồng Euro từ năm 2002, tức trước 6 năm tuyên bố độc lập. Đây là một phần tuyên bố chính trị để phân biệt Kosovo và Serbia, nơi mà đồng dinar là vua tiền mặt - nhưng cũng là hậu quả của những năm chín mươi, khi đồng tiền rớt giá ( kể cả đồng dinar) ở chiến tranh Nam Tư khi có nhiều đồng tiền khác được sử dụng rộng rãi , như đồng Đô la Mỹ và Mác Đức. Đồng Euro cũng được sử dụng rộng rãi Kosovo. Một ly cà phê tại quán cà phê ở Pristina có giá khoảng 1 Euro.
Sự thật về Kosovo qua những con số
- 2008 Năm tuyên bố độc lập
- 111 Số lượng các quốc gia Liên Hợp Quốc công nhận chủ quyền của Sokovo (bao gồm Anh)
- 4212 Diện tích tính bằng dặm vuông Anh (6.700 km2, nhỏ hơn Hạt Yorkshire một chút)
- 1907592 Dân số
- 0 dặm bờ biển
- 10383 GDP bình quân đầu người tính bằng đô la (đứng thứ 106 trong tổng số 188 quốc gia)
10. Bạn có thể uống rượu vang Kosovo
Mặc dù sẽ không gây ảnh hưởng đến thương hiệu rượu vang đỏ Bordeaux hoặc các chuyên gia rượu ở Paris trong tương lai gần nhưng rượu vang Kososo đang dần khẳng định vị thế khi giành được nhiều sự quan tâm trong nghề trồng nho. Hầu hết các vườn trồng các giống nho pinot noir, nho merlot và nho chardonnay được xây dựng xung quanh trấn Rahovec (còn được gọi là Orahovac), ở phía tây nam. Ngành công nghiệp này được thiết lập đầy đủ để xuất khẩu các loại rượu vang sang Đức và Mỹ - và mở cửa một số nhà máy rượu vang cho công chúng tham quan và nếm thử, bao gồm cả nhà sản xuất lớn nhất Stone Castle (stonecastlewine.com).
11. Bạn có thể trượt tuyết tại Brezovica
Như với phần lớn các nước trong khu vực Balkan, Kosovo có nhiều đỉnh cũng như đáy núi - và có độ cao vừa đủ để du khách có thể trượt tuyết xuống dốc. Khu nghỉ mát chính là Brezovica, ở phía nam. Có 10 cáp treo đi khoảng 10 dặm đường trượt tuyết về phía bắc và tây bắc tới vườn quốc gia Dãy núi Šar- với chiều cao 7.257ft (2.212m). Các chuyến đi trượt tuyết chưa được công ty lữ hành tổ chức nhưng du khách có thể đến khu vực trượt tuyết vì gần sân bay Pristina (40 dặm, 65 km) . Xem thêm chi tiết tại en-gb.facebook.com/brezovicaskiresort.
Phong cảnh núi non. NGUỒN: GRYF - STOCK.ADOBE.COM
12. Một con sông chảy xuyên Kosovo theo hai hướng
Các đường đá ở Kosovo tạo ra một sự trùng hợp địa lý hiếm có. Đây là quốc gia duy nhất ở châu Âu có một con sông "hai nhánh" - tức là một dòng sông chảy vào hai biển. Chính là con sông Nerodimka kỳ quặc dài 40 km với dòng chảy bất thường ra cả biển Aegean (qua sông Lepenac) và biển Đen (qua sông Danube).
Tất nhiên là vùng nước không bắt nguồn từ Kosovo vì quốc gia này không giáp biển. Kosovo giáp Macedonia, Hy Lạp cùng một phía, giáp Serbia, Bulgaria, và Romania ở phía khác. Ngọn núi Nerodimka cao 5.646 ft (1.721 m) ở Kosovo mới chính là nơi bắt nguồn của dòng chảy.
13. Một số công ty du lịch sẽ đưa bạn đến điểm tham quan
Dù nhiều người đánh giá đây không phải là một điểm du lịch đáng tham quan nhưng không có nghĩa Kosovo không được các công ty bán tour du lịch biết đến. Các chuyên gia về vùng Balkans tại công ty Regent Holidy (020 3553 6563; regent-holidays.co.uk) có tổ chức tour du lịch 8 ngày "Essential Kosovo" cho khoảng thời gian tuyệt vời ở Pristina - từ 1.100 bảng Anh/ một người, chi phí đã bao gồm vé tàu bay. Công ty du lịch Explore (01252 883 613; explore.co.uk) cũng cung cấp một tour du lịch hai tuần "Undiscovered Balkans" theo nhóm tham quan đất nước Albania và Macedonia - giá từ 1.399 bảng Anh một người, đã bao gồm các chuyến bay. Công ty du lịch Exodus Travels (020 3553 1497; exodus.co.uk) thử nghiệm với khía cạnh khác là tổ chức tour du lịch mùa đông "Snowshoeing in Kosovo, Albania & Montenegro" - tour du lịch phiêu lưu theo đoàn tám ngày có giá từ 1.329 bảng / người, đã bao gồm vé máy bay.